Những Vấn Đề Cơ Bản Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp

Nguyễn Tuyết Anh 24/08/2022 Tài liệu kinh tế
Những Vấn Đề Cơ Bản Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp
5/5 (10 đánh giá) 1 bình luận

Cac-Mac cho rằng cạnh tranh là hình thức đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất hàng hóa dựa theo chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, nhằm giành giật những điều kiện có lợi nhất về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Cùng tìm hiểu về khái niệm năng lực cạnh tranh là gì và lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bài viết sau đây.

Tham khảo thêm các bài viết sau:

30 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nhân Lực (Kèm Mẫu)

Quản trị học là gì? Thế nào là một nhà quản trị giỏi?

1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp(Competitiveness) là khả năng chống chịu trước sự tấn công của các doanh nghiệp khác
  • Theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD):Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm” cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế .
  • Như vậy, quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa được thống nhất, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là : "Khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững’’ .

2. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng

2.1. 4 Vai trò quan trọng 

Vai trò năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Vai trò năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.1.1. Đối với nền kinh tế

  • Cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra áp lực buộc các DN phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Qua đó góp phần tiết kiệm các nguồn lực chung của nền kinh tế. 
  • Mặt khác, cũng tạo ra áp lực buộc các doanh nghiệp phải đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, sử dụng lao động hiệu quả, tăng năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân.

2.1.2. Đối với quan hệ đối ngoại

  • Cạnh tranh giúp thúc đẩy DN mở rộng thị trường ra khu vực và thế giới, tìm kiếm thị trường mới, liên kết liên doanh với các DN nước ngoài. 
  • Tham gia sâu vào phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế, tăng cường giao lưu vốn, lao động, khoa học công nghệ với các nước trên thế giới.

2.1.3. Đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh

  • Cạnh tranh tạo áp lực buộc chủ thể kinh doanh thường xuyên tìm tòi sáng tạo, cải tiến phương pháp sản xuất và tổ chức quản lý kinh doanh để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. 
  • Nâng cao trình độ của công nhân và các nhà quản lý các cấp trong DN. Mặt khác, cạnh tranh giúp sàng lọc khách quan đội ngũ những nhân viên không có khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường.

2.1.4. Đối với người tiêu dùng

  • Cạnh tranh tạo ra một áp lực liên tục đối với giá cả, buộc các doanh nghiệp phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm để nhanh chóng bán được sản phẩm, 
  • Qua đó người tiêu dùng được hưởng lợi ích từ việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp cùng một loại sản phẩm, dịch vụ. 
  • Cạnh tranh buộc các DN phải mở rộng sản xuất, đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã sản phẩm vì thế người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn theo nhu cầu và thị hiếu của mình.

2.2. 6 Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

Nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.2.1. Nguồn lực tài chính

Một doanh nghiệp được đánh năng lực cạnh tranh mạnh là nhờ có nguồn vốn dồi dào và vững chắc, đây là điều kiện quyết định giúp doanh nghiệp có thể đầu tư vào công nghệ kỹ thuật mới hiện đại, luôn huy động được nguồn vốn cần thiết để giải quyết khi gặp thách thức khó khăn.

2.2.2. Nguồn nhân lực

  • Nguồn nhân lực được đánh giá trên các phương diện về: trình độ học vấn, tay nghề… Là một trong những nguồn lực quyết định đến ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 
  • Nếu doanh nghiệp có đội ngũ lao động hùng hậu, chuyên môn tay nghề cao thì hiệu quả năng suất lao động cực lớn. Qua đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể cắt giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ

2.2.3. Nguồn lực vật chất

  • Nguồn lực vật chất bao gồm công nghệ, kỹ thuật được sử dụng trong một công ty, một nhà máy và thiết bị, vị trí địa lý và quyền sử dụng nguyên liệu thô. 
  • Nguồn lực vật chất mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp thực hiện được các chiến lược kinh doanh cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động của cty (efficiency and effectiveness). 
  • Từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng được cơ hội và né tránh các mối đe dọa hiện hữu trong môi trường kinh doanh khốc liệt

2.2.4. Trình độ tổ chức quản lý điều hành sản xuất kinh doanh

a) Muốn tổ chức và quản lý tốt thì trước hết doanh nghiệp phải có ban lãnh đạo giỏi vừa có tâm, có tầm

  • Ban lãnh đạo của một tổ chức là bộ phận điều hành, nắm toàn bộ nguồn lực của tổ chức, vạch ra đường lối chiến lược, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động của các phòng, ban để đưa hoạt động của tổ chức đạt hiệu quả cao nhất. 
  • Ban lãnh đạo có vai trò rất quan trọng như vậy, nên phải chọn lựa người lãnh đạo đảm bảo đủ các tiêu chuẩn để có thể điều hành quản lý doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao. 

b) Để tổ chức quản lý tốt thì vấn đề thứ hai mà doanh nghiệp cần phải có là một phương pháp quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tốt.

  •  Đó là phương pháp quản lý hiện đại mà các phương pháp đó đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo chất lượng…

c) Ngoài ra để tổ chức quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có hệ thống tổ chức tinh gọn.

  •  Hệ thống tổ chức gọn nhẹ là hệ thống tổ chức ít cấp, linh hoạt, dễ thay đổi khi môi trường kinh doanh thay đổi, quyền lực được phân chia để mệnh lệnh truyền đạt được nhanh chóng, góp phần tạo ra năng suất cao.

d) Để quản lý tốt cũng cần phải có văn hóa doanh nghiệp tốt

  • Một doanh nghiệp cần phải có văn hóa doanh nghiệp tốt, vững mạnh và có bản sắc, cố kết được các thành viên trong tổ chức nhìn về một hướng, tạo ra một tập thể mạnh. 

2.2.5. Thương hiệu, nhãn hiệu

  • Thương hiệu chính là nhận thức từ người tiêu dùng. Không dừng lại ở đó, thương hiệu còn phải được tạo ra từ những nhận thức tích cực chứ không phải ngược lại. 
  • Nó phải đủ sức tấn công và chinh phục nhận thức của khách hàng mục tiêu, đó chính là những yếu tố làm nên một thương hiệu mạnh. Khi thương hiệu được phủ sóng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng lên rất nhiều so với đối thủ

2.2.6. Hoạt động nghiên cứu thị trường và Marketing

  • Khảo sát thị trường không đứng riêng rẽ mà là một phần không thể tách rời trong chiến lược marketing của bạn. 
  • Để kinh doanh hiệu quả và thành công cần phân tích thị trường và đề ra chiến lược marketing phù hợp là giải pháp hữu ích để nâng cao cạnh tranh.
  •  Nghiên cứu thị trường tốt cộng thêm Marketing làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng thì bạn sẽ dễ dàng có một chiến dịch thành công

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Tham khảo ngay dịch vụ viết thuê và giá làm luận văn của Luận Văn 1080.

Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Luanvan1080, nơi giúp bạn giải quyết khó khăn.

3. 6 Tiêu chí đánh giá 

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của DN nói chung và DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng, có thể dựa vào các tiêu chí sau:

  • Thị phần của doanh nghiệp: Được đo bằng tỷ lệ doanh thu hay số lượng sản phẩm của DN trong một giai đoạn nhất định so với tổng doanh thu hay sản lượng tiêu thụ trên thị trường.
  • Hiệu quả sản xuất kinh doanh: 
    • Đây là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh kết quả kinh doanh đồng thời cũng phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 
    • Khi đánh giá chỉ tiêu này thông thường chủ đầu tư cần xem xét lợi nhuận của DN qua nhiều năm, tính tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm cùng với việc đánh giá chỉ tiêu về giá trị sản lượng hoàn thành trong năm.
  • Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm có thể là chất lượng công trình, hình thức thẩm mỹ sản phẩm, tính năng, tuổi thọ, độ an toàn tin cậy, độ bền vững, tính kỹ thuật, kinh tế và bảo vệ môi trường,..
  • Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ: Bao gồm nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ thi công, hệ thống kho tàng, hệ thống cung cấp năng lượng...
  • Kinh nghiệm và năng lực thi công: 
    • Là một trong những yêu cầu tiêu chuẩn, khi đánh giá năng lực của nhà thầu, bên cạnh việc đánh giá chính xác năng lực của nhà thầu, chủ đầu tư sẽ loại bỏ được những nhà thầu không đủ năng lực 
    • Đồng thời cũng sẽ nhìn ra được những mặt yếu, chưa tốt của mình để có thể nâng cao, cải thiện trình độ, giúp các công trình nâng cao chất lượng để có thể cạnh tranh mạnh mẽ hơn
  • Năng lực tài chính: Trong lĩnh vực xây dựng, để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu chủ đầu tư thường đánh giá thông qua một số các chỉ tiêu cơ bản sau đây:
    • Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tổng tài sản lưu động/Tổng nợ ngắn hạn.
    • Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tổng tài sản lưu động - Hàng tồn kho)/Tổng nợ ngắn hạn.    
    • Thu nhập trên đầu tư ROA (%) = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản.
    • Thu nhập trên vốn chủ ROE (%) = Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu

4. Hạn chế về năng lực cạnh tranh

4.1. Hạn chế chung

  • Cạnh tranh tất yếu dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp yếu sẽ bị phá sản, gây nên tổn thất chung cho tổng thể nền kinh tế. 
    • Sự phá sản của các DN dẫn đến tình trạng hàng loạt người lao động bị thất nghiệp, tạo nên gánh nặng lớn cho xã hội, buộc Nhà Nước phải tăng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ việc làm. 
  • Cạnh tranh cũng làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội khác gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
  • Cạnh tranh tự do tạo nên một thị trường sôi động nhưng ngược lại cũng dễ gây nên tình trạng hỗn loạn nền kinh tế xã hội. 
    • Điều này dễ dẫn đến tình trạng để đạt được mục đích, một số nhà kinh doanh có thể bất chấp mọi thủ đoạn “phi kinh tế”, “phi đạo đức kinh doanh”, bất chấp pháp luật và đạo đức xã hội để đánh bại đối thủ bằng mọi giá, gây hậu quả lớn về mặt kinh tế, xã hội.

4.2. Hạn chế trong cùng một ngành

  • Khi sản phẩm, dịch vụ có giá tăng lên, khách hàng sẽ có xu hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm, dịch vụ thay thế của đối thủ. 
    • Số lượng doanh nghiệp cung ứng và mức độ khác biệt của sản phẩm là yếu tố hình thành nên các vị thế cạnh tranh khác nhau. 
    • Khi rào cản gia nhập ngành càng cao thì sẽ ngăn chặn các đối thủ gia nhập thị trường và mức độ cạnh tranh trong ngành thấp hơn và ngược lại
    • Các doanh nghiệp ở lại ngành để tồn tại và thu hồi vốn họ có thể thực hiện sáp nhập công ty, thu hẹp quy mô sản xuất, gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng.
  • Khả năng vươn ra thị trường toàn cầu càng cao thì cạnh tranh trong ngành càng lớn

Một trong những việc làm tiên quyết giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó chính là đào tạo đội ngũ lao động chất lượng, tay nghề cao và tâm huyết, để làm được điều đó doanh nghiệp cần có các chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời, sự hài lòng của nhân viên trong công ty chính là động lực thúc đẩy tinh thần, nhiệt huyết với nghề của họ ngày một lớn hơn

5. Phân tích 5 năng lực cạnh tranh

Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

5.1. Nguy cơ có đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường

  • Những doanh nghiệp mới gia nhập một ngành sẽ mang theo những nguồn lực mới, tạo áp lực cạnh tranh, và thường làm giảm lợi nhuận ngành.
  •  Mối nguy cơ có đối thủ gia nhập mới trong một ngành phụ thuộc vào hàng rào chống gia nhập, cùng với những phản ứng chống gia nhập – có thể dự đoán được – từ những công ty hiện hữu.

5.2. Có 6 hàng rào chống gia nhập chính

  • Lợi thế nhờ quy mô kinh tế, những sự khác biệt về sản phẩm, yêu cầu về vốn, chi phí chuyển đổi của khách hàng, sự tiếp cận các kênh phân phối.
  • Nếu hàng rào chống gia nhập lớn, và các công ty trong ngành phản ứng mạnh mẽ, nguy cơ có đối thủ gia nhập ngành sẽ thấp.

5.3. Cạnh tranh từ các công ty hiện hữu trong ngành

  • Cạnh tranh trong ngành xảy ra vì một trong nhiều đối thủ trong ngành hoặc cảm thấy áp lực, đe dọa từ các đối thủ khác, hoặc nhìn thấy cơ hội để cải tiến vị trí của mình. 
  • Những hình thức cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành như: giảm giá, chiến tranh về quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới, tăng quyền lợi cho khách hàng.

5.4. Cường độ cạnh tranh trong một ngành

  • Quá nhiều đối thủ cạnh tranh hay tình trạng cân bằng nhau, tăng trưởng trong ngành chậm, chi phí cố định của sản phẩm cao, thiếu sự khác biệt về sản phẩm 
  • Sự chuyển đổi của khách hàng chủ yếu phụ thuộc vào giá và dịch vụ, yêu cầu tăng công suất để đạt quy mô kinh tế, quyền lợi chiến lược dành cho những người đứng đầu, hàng rào ngăn cản rút lui cao.

5.5. Nguy cơ đến từ sản phẩm hay dịch vụ thay thế

Tất cả các công ty trong một ngành không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với tất cả những công ty trong các ngành sản xuất những sản phẩm thay thế. 

Trên đây là những kiến thức về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà Luận văn 1080 tổng hợp được. Chúc các bạn học tập tốt!

Nếu bạn có thắc mắc nào vui lòng liên hệ trực tiếp Luận Văn 1080 qua SĐT: 096.999.1080 hoặc Email: luanvan1080@gmail.com để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.

Nguyễn Tuyết Anh Tôi là Nguyễn Tuyết Anh - Job title: Trưởng phòng nội dung - Company: Luanvan1080 Group. Kể từ khi còn bé tôi đã rất yêu thích sách vở, nên khi lớn lên tôi quyết định tâm làm nên những nội dung thật hay thật ý nghĩa. Luận văn 1080 có thâm niên hoạt động hơn 10 năm với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng tinh thần làm việc trách nhiệm. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ Website: luanvan1080.com/ - Hotline: 096.999.1080 Bạn hãy tham khảo website https://luanvan1080.com/ để rõ hơn công việc của tôi nhé !
Bình luận đánh giá
Đánh giá

KKhánh Quỳnh

Em đang làm đề tài "Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp". Ah/chị có tài liệu nào tương tự k cho e xin mẫu tham khảo với ạ.

Trả lời5 years ago

Thông tin bình luận

Zalo: 096.999.1080