Nắm được các thứ bậc trong thuyết nhu cầu của Maslow sẽ giúp cho nhà quản trị hiểu về tâm lý của người lao động trong tổ chức của mình, từ đó đưa ra quyết định trong chính sách nhân sự cho phù hợp.
Thuyết nhu cầu của Maslow là một trong những lý thuyết tâm lý học được sử dụng và ứng dụng một cách rộng rãi đến tận bây giờ cho hầu hết các lĩnh vực trong học tập và thực tiễn.
Theo Maslows, các nhu cầu gồm có hai cấp: cấp cao và cấp thấp. Cấp thấp gồm các nhu cầu sinh học và an ninh, an toàn. Cấp cao gồm các nhu cầu xã hội, tự trọng và sự hoàn thiện. Việc nhu cầu được thỏa mãn và được thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn.
1. Thuyết nhu cầu của Maslow (Maslow’s hierarchy of needs)
1.1. Khái niệm
Là lý thuyết động lực trong tâm lý học, gồm một mô hình 5 tầng của kim tự tháp thể hiện nhu cầu tự nhiên của con người phát triển từ nhu cầu cơ bản đến các nhu cầu cao hơn: sinh lý -> an toàn -> quan hệ xã hội -> kính trọng -> thể hiện bản thân”
1.2. Thuyết cấp bậc nhu cầu của maslow
Bậc 1. Những nhu cầu về sinh học
Là những nhu cầu cần thiết và tối thiểu nhất đảm bảo cho con người tồn tại. Nhu cầu này bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như: ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,...
Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất.
Bậc 2.Những nhu cầu về an ninh và an toàn
Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức là các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ có nhu cầu cao hơn. Đó là những nhu cầu về an toàn, không bị đe dọa về tài sản, công việc, sức khỏe, tính mạng và gia đình...
Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,...
Bậc 3. Những nhu cầu về xã hội
Là những nhu cầu về tình yêu, được chấp nhận, mong muốn được tham gia vào một tổ chức hay một đoàn thể nào đó. Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận. Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển.
Bậc 4.Những nhu cầu được đánh giá và tôn trọng:
Theo thuyết nhu cầu của A.Maslow, nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin. Đây là mong muốn của con người khi nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộng công”. Vì thế, con người thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tôn trọng và kính nể (1).
Bậc 5.Những nhu cầu về sự hoàn thiện:
Là những nhu cầu về chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, mong muốn phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ...
Nếu bạn đang gặp khó khăn hay vướng mắc về viết luận văn, khóa luận hay bạn không có thời gian để làm luận văn vì phải vừa học vừa làm? Kỹ năng viết cũng như trình bày quá lủng củng?... Vì vậy bạn rất cần sự trợ giúp của dịch vụ nhận làm luận văn cao học.
Hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn luận văn 1080 – 096.999.1080 nhận viết luận văn theo yêu cầu, đảm bảo chuẩn giá, chuẩn thời gian và chuẩn chất lượng, giúp bạn đạt được điểm cao với thời gian tối ưu nhất mà vẫn làm được những việc quan trọng của bạn.
1.3. Ý nghĩa học thuyết nhu cầu của maslow
Theo Abraham Maslow, nhu cầu của một con người được phân theo những cấp bậc khác nhau mang đến các phản ánh theo mức độ và tính chất với tháp nhu cầu. Nó mang đến sự hài lòng cơ bản cho họ ở những nhu cầu phía dưới. Sau đó, những nhu cầu cao có cơ sở để được thực hiện trên thực tế và phù hợp khả năng.
Thuyết cấp bậc nhu cầu của A. Maslow được đánh giá rất cao vì nó có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý ở chỗ muốn động viên nhân viên thì cần phải biết người lao động đang ở cấp độ nhu cầu nào, để từ đó có các giải pháp cho việc thỏa mãn nhu cầu người lao động
2. Ứng dụng của thuyết nhu cầu maslow trong các lĩnh vực
Trong học tập
Trong cuộc sống
Trong giáo dục
Trong marketing
Trong quản trị nhân sự
Trong dịch vụ du lịch
Trong quản trị kinh doanh
Trong tinh yêu
3. Quan hệ giữa việc thỏa mãn nhu cầu với động lực làm việc của người lao động
3.1. Doanh nghiệp với việc thỏa mãn nhu cầu của người lao động
Những mong muốn của người lao động có thể là gợi ý cho các nhà quản lý có biện pháp thỏa mãn các nhu cầu của họ, thông qua đó khuyến khích người lao động làm việc tích cực, hiệu quả, nhiệt tình, giữ chân người giỏi, người có nhiều cải tiến, sáng tạo…
Mức độ thỏa mãn các mong muốn của người lao động được đánh giá bằng sự so sánh với những mong muốn cần đạt được khi thực hiện công việc với thực tế mà người lao động đạt được. Do vậy, khuyến khích người lao động làm việc trở thành một trong những nội dung quan trọng nhất trong quản lý nguồn nhân lực.
3.2. 5 cấp bậc nhu cầu của người lao động ứng với động lực người lao động
Thứ nhất, nhu cầu sinh học là nhu cầu cơ bản, doanh nghiệp có thể đáp ứng thông qua việc đảm bảo thu nhập xứng đáng để người lao động không những có thể tự nuôi sống bản thân, mà còn có điều kiện để chăm lo đời sống vật chất của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó cần bảo đảm tốt các khoản phúc lợi khác như tiền thưởng, các chuyến tham quan, nghỉ mát...
Thứ hai, con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống và làm việc trong môi trường không có những rủi ro xảy ra.
Thứ ba, để bảo đảm đáp ứng nhu cầu xã hội, người lao động cần được tạo điều kiện làm việc theo nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, giữa bên trong và bên ngoài, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp hoặc tổ chức. Nhân viên sẽ cam kết gắn bó nhiều hơn với công việc nếu như họ được quyền phát biểu về chúng.
Thứ tư, để thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng, người lao động cần được tôn trọng về nhân cách, phẩm chất, được coi trọng sự đóng góp cho tổ chức. Do đó, các nhà quản lý cần thực hiện chính sách khen ngợi, tôn vinh sự thành công và tuyên truyền những thành tích của cá nhân một cách rộng rãi.
Thứ năm, đối với nhu cầu tự hoàn thiện, nhà doanh nghiệp cần cung cấp các cơ hội phát triển thế mạnh cá nhân. Nhân viên nào cũng ước muốn có những bước tiến trong sự nghiệp. Vì vậy, nhà quản lý nên thiết lập hướng thăng tiến rõ ràng cho tất cả nhân viên. Một khi được áp dụng trong tổ chức, cách làm trên xem ra có tính hiệu quả khá cao.
Như vậy, để có kỹ năng khuyến khích và động viên nhân viên, nhà quản lý hoặc lãnh đạo cần nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể nhu cầu của nhân viên mình và có biện pháp hữu hiệu để đáp ứng, nghĩa là họ cần biết thỏa mãn nhu cầu của nhân viên một cách hợp lý.
3.3. Ví dụ về ứng dụng thuyết nhu cầu Maslow
3.3.1. Vấn đề
Một nhân viên là người đang cần có việc làm và thu nhập ổn định thì sau khi tuyển dụng, việc tạo cơ hội cho người đó có việc làm và thu nhập cho bản thân nhân viên này là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu.
Còn một nhân viên đã công tác có “thâm niên” trong nghề, công việc đã thuần thục và tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm công tác, thu nhập cao và ổn định thì nhu cầu của nhân viên đó không phải là công việc hay thu nhập nữa mà là có được vị trí, chức vụ nhất định trong tổ chức.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là làm cách nào để lãnh đạo doanh nghiệp có thể nhận ra được hệ thống các nhu cầu phức tạp của người lao động.
3.3.2. Giải quyết
Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần có những chính sách rõ ràng về việc tìm hiểu nhu cầu của nhân viên. Việc làm này sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nhìn nhận một cách tương đối chính xác các nhu cầu của nhân viên để đưa ra các chính sách hợp lý.
Thông thường hàng năm các doanh nghiệp nên tiến hành các cuộc điều tra về sự hài lòng của nhân viên đối với công việc họ đang làm, đối với đơn vị trực tiếp quản lý và đối với toàn doanh nghiệp nói chung. Việc làm này sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc là người lao động chỉ thực sự nói ra lý do của mình khi đã quyết định chuyển công tác hoặc xin nghỉ việc vì những lý do không đáng có(6).
Bên cạnh đó, việc sử dụng lao động phù hợp với trình độ của họ cũng là một trong những yếu tố có tác dụng khuyến khích họ. Khi đó người lao động được đánh giá, ghi nhận, đề bạt lên các vị trí xứng đáng, được suy nghĩ làm việc, khuyến khích khả năng sáng tạo. Họ sẽ có động lực làm việc một cách tích cực, chủ động và mang lại kết quả, năng suất lao động cao.
3.3.3. Kết luận
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, là sự tổng hòa của một hệ thống các cấu tạo phức tạp về tâm, sinh lý. Thông thường, người lao động dành phần lớn quỹ thời gian của mình cho công việc, song điều đó không có nghĩa là họ không có các nhu cầu khác.
Điều quan trọng là nhà quản lý hiểu ra được điều đó để có những chính sách phù hợp nhằm đáp ứng một cách tối đa các nhu cầu đó trong phạm vi có thể mà vẫn mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
A.H. Maslow, (1943), A Theory of Human Motivation, Psychological Review 50.
Nguyễn Tiến Đức, (2007), Viện Công nghệ QTNS Châu Á (AMDI), giữ nhân tài: Phải hiểu nhu cầu người lao động http://www.amdi.vn/ ngày 27/01/2007.
Nguyễn Thường Lạng (2005), Thuyết nhu cầu của A.Maslow với việc phát triển kỹ năng khuyến khích nhân viên, http://www.chungta.com/ ngày 22/12/2005.
Hồ Bá Thâm, (2003) Cách tiếp cận hoạt động - nhu cầu, một cách tiếp cận cơ bản của triết học nhân văn về con người. Khoa học con người và phát triển nguồn nhân lực.
Trên đây là các nội dung về thuyết nhu cầu của Maslow, bạn có bất kỳ thắc mắc hay điều gì cần tư vấn vui lòng bình luận cuối bài để chúng tôi hỗ trợ và giải đáp sớm nhất. Luận văn 1080 cảm ơn bạn đã xem!
Nguyễn Tuyết Anh
Tôi là Nguyễn Tuyết Anh - Job title: Trưởng phòng nội dung - Company: Luanvan1080 Group. Kể từ khi còn bé tôi đã rất yêu thích sách vở, nên khi lớn lên tôi quyết định tâm làm nên những nội dung thật hay thật ý nghĩa. Luận văn 1080 có thâm niên hoạt động hơn 10 năm với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng tinh thần làm việc trách nhiệm. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ Website: luanvan1080.com/ - Hotline: 096.999.1080
Bạn hãy tham khảo website https://luanvan1080.com/ để rõ hơn công việc của tôi nhé !
Bình luận đánh giá
TThanh Thúy
E đang lm luận văn thuyết nhu cầu maslow trong gia đình , cơ quan, tập thể. Ac có thể cho e xin chút tài liệu tham khảo được ko ạ