Các chỉ số kinh tế vĩ mô

Nguyễn Tuyết Anh 15/06/2021 Tài liệu kinh tế
Các chỉ số kinh tế vĩ mô
5/5 (4 đánh giá) 1 bình luận

Các chỉ số kinh tế vĩ mô là các số liệu thống kê cho thấy trạng thái kinh tế hiện thời của một quốc gia. Các chỉ số này được các cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân xuất bản đều đặn vào một thời điểm nhất định. Những chỉ số này đóng góp tầm nhìn về năng lực kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực cụ thể, và do đó có thể gây ra tác động lớn trên thị trường.

Kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, thị trường trong nền kinh tế. Hãy cùng Tổng đài luận văn 1080 tìm hiểu từng chỉ số kinh tế vĩ mô trong bài viết này nhé.

Xem thêm:

Cạnh tranh là gì? Cách phân loại cạnh tranh

Dịch vụ thương mại là gì? Đặc trưng của dịch vụ thương mại

Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

 

Dịch vụ viết thuê luận văn uy tín, chất lượng !

1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

Ý nghĩa:

GDP là thước đo tổng sản lượng và tổng thu nhập của một nền kinh tế. Đây là một trong những biến số kinh tế quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân và được biết đến như chiếc “hàn thử biểu” của nền kinh tế và là chỉ báo tốt nhất về phúc lợi kinh tế của xã hội

Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:

Tổng sản phẩm trong nước là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định.

- Phương pháp chi tiêu:

GDP = C + I + G + X - M

(trong đó: C là tiêu dùng hộ gia đình, I là đầu tư tư nhân, G là chi tiêu chính phủ, X là xuất khẩu, M là nhập khẩu)

- Phương pháp thu nhập:

GDP = W + R + I + Pr + OI + Te +Dep

(trong đó: W là thù lao lao động, R là tiền cho thuê tài sản, I là tiền lãi ròng, Pr là lợi nhuận doanh nghiệp, OI là thu nhập của doanh nhân, Te là thuế gián thu ròng, Dep là khấu hao tài sản cố định)

- Phương pháp sản xuất:

GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo sản xuất + Thuế giá trị gia tăng phải nộp + Thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

Chỉ số quan trọng nhất là báo cáo GDP. Về cơ bản, GDP là thước đo rộng nhất của nhà nước cho nền kinh tế. GDP là một giá trị tiền tệ tổng hợp của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất của toàn nền kinh tế trong một quý (không bao gồm các hoạt động quốc tế). Các con số chính để xem xét là tốc độ tăng trưởng GDP.

Nói chung, sự chênh lệch từ mức bình thường có thể chứng minh được khá nhiều ảnh hưởng. Tăng trưởng trên mức này thường được cho là không bền vững và là tiền thân của lạm phát cao, trong khi tốc độ tăng trưởng thấp hơn khoảng này (và đặc biệt là tăng trưởng âm) có nghĩa là nền kinh tế đang chậm lại, có thể dẫn đến thất nghiệp gia tăng và chi tiêu thấp hơn. Điều đáng chú ý là mỗi báo cáo GDP ban đầu sẽ được điều chỉnh hai lần trước khi con số chính thức được công bố khi: các báo cáo trước được theo sau bởi các báo cáo sơ bộ về một tháng sau đó và một báo cáo chính thức một tháng sau đó. Sửa đổi đáng kể trong số trước có thể gây ra những gợn sóng bổ sung trên thị trường.

Tham khảo thêm vai trò và khái niệm tuyển dụng là gì

2. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Ý nghĩa:

Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Bởi vậy, nó được dùng để theo dõi sự thay đỏi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi CPI tăng nghĩa là mức giá trung bình tăng và ngược lại

Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:

Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.

CPIt = Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t/Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở *100%

3. Lạm phát

Hiểu một cách đơn giản, lạm phát là sự gia tăng mức giá chung. Giảm phát là sự suy giảm mức giá chung. Mức giá “chung” thường được hiểu ngầm là mức giá tiêu dùng (consumer price). Ngoài ra còn có mức giá chung dành cho các hoạt động sản xuất.

Chỉ số CPI là thước đo được sử dụng rộng rãi nhất của lạm phát. Nó đo những thay đổi trong mức giá của thị trường hàng hóa, mua hàng dịch vụ của các hộ gia dịch. Gói này bao gồm khoảng 200 loại hàng hóa và hàng ngàn sản phẩm, từ các loại thực phẩm và năng lượng với hàng tiêu dùng đắt tiền. Giá cả được đo bằng cách lấy một mẫu của giá tại các cửa hàng khác nhau. Ngoài những con số CPI tổng thể, điều quan trọng là cũng phải nhìn vào các báo cáo CPI lõi bao gồm hàng hoá dễ bay hơi như thực phẩm và năng lượng và đưa ra một biện pháp chặt chẽ hơn của lạm phát thực tế. Hầu hết các báo cáo của các con số CPI sẽ bao gồm cả tổng thể và số lõi.
Ngoài ra còn có chỉ số CPI cân bằng (HICP). Đây là một chỉ số lạm phát và ổn định giá cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Đây là một chỉ số giá tiêu dùng được biên soạn theo một phương pháp đã được cân bằng trên các quốc gia EU. HICP được sản xuất bởi mỗi quốc gia Liên minh châu Âu để giúp đo lường lạm phát và hướng dẫn ECB trong việc định hình chính sách tiền tệ của mình. HICP cũng được sử dụng như là cơ sở của chỉ số giá tiêu dùng châu Âu mà đè nặng lên các khoản chi tiêu hộ gia đình.

Khi nền kinh tế trải qua lạm phát, giá trị của đồng tiền giảm xuống - bạn sẽ phải mua hàng hoá với số lượng ít hơn với cùng một số tiền so với năm trước đó.

4. Tỷ giá hối đoái

Ý nghĩa:

Sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái sẽ giúp xác định một đồng tiền lên giá hay giảm giá (đồng tiền đó mạnh hơn hay yếu hơn)

Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa tiền của các quốc gia được quyết định bởi cung và cầu ngoại tệ.

Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ. Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng các đồng nội tệ. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ giảm, tức tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ giá ngoại tệ sẽ tăng, tức tỷ giá giảm. Ở vị trí cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ xác định trạng thái cân bằng, không có áp lực làm cho tỷ giá thay đổi. Tỷ giá hối đoái luôn thay đổi.

5. Cung ứng tiền tệ

Ý nghĩa:

Chỉ lượng cung tiền bao gồm M1 (bao gồm tổng lượng tiền mặt và tiền ngân hàng thương mại gửi tại NHNN) và các loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Tốc độ thay đổi của cung tiền nói chung tỉ lệ thuận với lạm phát

Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:

M2 = M1 + Chuẩn tệ (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn… tại các tổ chức tín dụng) (Tiền rộng; Tiền gửi tiết kiệm không thể tiêu ngay được)

Trong đó:

M1: Bao gồm tiền mặt trong lưu thông (currency, thường được gọi là C) và các loại tiền gửi có thể viết séc (deposits, thường được gọi là D). 

M2: Bao gồm M1 và các loại tiền gửi có kỳ hạn nhỏ, ví dụ như tài khoản tiết kiệm, và một số loại tài sản tài chính “gần giống tiền” khác, có thể chuyển sang dạng tiền M1.

Một số cửa hàng cao cấp có thể chấp nhận trả bằng séc. Khi đó tiền trong lưu thông có thể được coi là bao gồm cả tiền mặt, các loại séc, hay tài khoản tiền gửi trong ngân hàng có thể dễ dàng chuyển sang tiền mặt. Cổ phiếu hay trái phiếu, hiểu theo nghĩa này, không được coi là tiền, vì bạn không thể cầm cổ phiếu của Vinamilk đi mua rau, và cũng không hoàn toàn “dễ dàng” chuyển sang tiền mặt.

6. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Ý nghĩa:

Chỉ tiêu phản ánh doanh thu bán hàng hóa của các doanh nghiệp, cơ sở SXKD cá thể và cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW trực tiếp bán cho tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình, đồng thời cũng phản ánh mức tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW thông qua thị trường

Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa bao gồm toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được (doanh thu) từ bán lẻ hàng hoá (kể cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán, nếu có) của các doanh nghiệp, cơ sở cá thể kinh doanh thương nghiệp và doanh thu bán lẻ sản phẩm của các doanh nghiệp và cơ sở cá thể sản xuất trực tiếp bán tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW

- Doanh thu dịch vụ ăn uống bao gồm toàn bộ số tiền thu được từ kết quả hoạt động phục vụ nhu cầu ăn uống của các cơ sở kinh doanh hàng ăn uống (quán ăn, nhà hàng, bar, căng tin, ...) do bán hàng tự chế biến và hàng chuyển bán trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong một thời kỳ nhất định

- Doanh thu dịch vụ lưu trú là toàn bộ số tiền thu được từ kết quả hoạt động cung cấp các dịch vụ cho khách nghỉ trọ ở các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW (khách sạn, nhà khách, nhà trọ, khu nghỉ biệt thự,…) trong một thời kỳ nhất định.

Nguyễn Tuyết Anh Tôi là Nguyễn Tuyết Anh - Job title: Trưởng phòng nội dung - Company: Luanvan1080 Group. Kể từ khi còn bé tôi đã rất yêu thích sách vở, nên khi lớn lên tôi quyết định tâm làm nên những nội dung thật hay thật ý nghĩa. Luận văn 1080 có thâm niên hoạt động hơn 10 năm với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng tinh thần làm việc trách nhiệm. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ Website: luanvan1080.com/ - Hotline: 096.999.1080 Bạn hãy tham khảo website https://luanvan1080.com/ để rõ hơn công việc của tôi nhé !
Bình luận đánh giá
Đánh giá

TTrịnh Văn Sướng

Em đang làm đề tài "Phân tích các chỉ số kinh tế vi mô". Ah/chị có tài liệu nào tương tự k cho e xin mẫu tham khảo với ạ.

Trả lời5 years ago

Thông tin bình luận

Zalo: 096.999.1080