Tổng Quan Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Nước Chi Tiết Nhất

Nguyễn Tuyết Anh 22/05/2023 Cẩm nang quản lý nhà nước
Tổng Quan Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Nước Chi Tiết Nhất
5/5 (3 đánh giá) 1 bình luận

Nếu như không có những hành động quyết liệt thì tài nguyên nước, một yếu tố động lực đã và đang thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam, sẽ trở thành một cản trở của sự phát triển. Nếu hành động sớm thì sẽ đảm bảo được rằng tài nguyên nước vẫn sẽ tiếp tục là một yếu tố chủ chốt giúp Việt Nam phát triển thịnh vượng hơn. Để hiểu rõ hơn thế nào là quản lý nhà nước về tài nguyên nước, các bạn hãy cùng Luận văn 1080 tìm hiểu qua bài viết sau đây:

 

1. Quản lý nhà nước về tài nguyên nước là gì?

Khái niệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước
Khái niệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước
  • Quản lý nhà nước về tài nguyên nước là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, tổ chức. Quản lý và vận hành cần thiết để quy hoạch, xây dựng các công trình sử dụng nguồn nước . Cũng như thực hiện quản lý nguồn nước của lưu vực sông ( theo Savanije-1997).
  • Quản lý tài nguyên nước kết hợp các tài nguyên khác. Nhằm tối đa hóa các lợi ích kinh tế xã hội một cách công bằng. Mà không gây hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu.

2. 5 nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước

Theo quy định tại Điều 57 Luật Tài nguyên nước năm 1998 thì nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước bao gồm:

  • Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
  • Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về tài nguyên nước
  • Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước; dự báo khí tượng thuỷ văn, cảnh báo lò, lụt, hạn hán và tác hại khác do nước gây ra; tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, lưu trữ tài liệu về tài nguyên nước;
  • Cấp thu hồi giấy phép về tài nguyên nước;
  • Quyết định biện pháp, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để phòng chống, khắc phục hậu quả lò lụt, hạn hán, xử lý sự cố công trình thuỷ lợi và tác hại khác do nước gây ra;
  • Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; giải quyết tranh chấp, khiếu tố về các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước;
  • Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước; thực hiện điều ước quốc tế về tài nguyên nước mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
  • Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước

 

3. Nguyên tắc quản lý 

Nguyên tắc quản lý nhà nước về tài nguyên nước
Nguyên tắc quản lý nhà nước về tài nguyên nước
  • Việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính.
  • Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng nước
  • Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải tuân theo quy định của pháp luật 
  • Bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải lấy phòng ngừa là chính
  • Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả; bảo hợp lý, hài hòa lợi ích, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các tổ chức, cá nhân.
  • Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải có kế hoạch và biện pháp chủ động
  • Các dự án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải góp phần phát triển kinh tế - xã hội 
  • Các quy hoạch theo quy định của pháp luật về dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phải gắn với khả năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước; bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông 
  • Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra đối với các nguồn nước liên quốc gia.

Tham khảo thêm một số đề tài mẫu về tiểu luận tình huống quản lý nhà nước

4. Các trường hợp không phải đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước

  • Khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, nước dưới đất và quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình cho sinh hoạt;
  • Khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất và quy mô nhỏ để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thuỷ điện và cho các mục đích khác trong phạm vi gia đình;
  • Khai thác, sử dụng nguồn nước biển và quy mô nhỏ để sản xuất muối và nuôi trồng hải sản trong phạm vi gia đình;
  • Khai thác, sử dụng nước mưa, nước mặt, nước biển trong phạm vi diện tích đã được giao, được thuê theo quy định của Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật;
  • Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không nhằm mục đích kinh doanh phục vụ các hoạt động lâm nghiệp, giao thông thuỷ; nuôi trồng thuỷ sản, hải sản, sản xuất muối, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học;
  • Khai thác nước dưới đất từ các công trình thay thế có quy mô không lớn hơn và mực nước hạ thấp nhỏ hơn giới hạn cho phép đã được xác định trong giấy phép, nằm trong khu vực đã được cấp phép
  • Xả nước thải vào nguồn nước và quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình không phải xin phép
  • Khai thác, sử dụng nước dưới đất và quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình không phải xin phép nhưng phải đăng ký trong các trường hợp sau:
  • Khai thác, sử dụng nước dưới đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong vùng mà tổng lượng nước khai thác vượt quá tổng lượng dòng ngầm trung bình mùa kiệt;
  • Chiều sâu giếng khai thác vượt quá mức quy định UBND cấp tỉnh quy định cụ thể quy mô khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong phạm vi gia đình không phải xin phép; vùng khai thác nước dưới đất phải đăng ký, chiều sâu giếng phải đăng ký
  • Thẩm quyền cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép về tài nguyên nước

 

5. Trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài nguyên nước

Trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài nguyên nước
Trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài nguyên nước

5.1 Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước

  • Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước và mọi hoạt động bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong phạm vi cả nước
  • Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; phòng chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước tại địa phương

5.2 Trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước

  • Cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước. Tổ chức cá nhân khai thác, sử dụng nguồn nước phải tuân theo các quy định về phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước
  • Nghiêm cấm việc đưa vào nguồn nước các chất thải độc hại, nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép theo qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường
  • Uỷ ban nhân dân các cấp qui định vùng bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy nước sinh hoạt; có kế hoạch tổ chức thực hiện việc xử lý nước thải ở đô thị, khu dân cư tập trung trong phạm vi địa phương
  • Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo vệ các công trình thuỷ lợi thuộc phạm vi địa phương; xây dựng kế hoạch chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư và các điều kiện cần thiết khác để xử lý khi lũ lụt xảy ra

>> Xem thêm: Luận văn thạc sĩ quản lý công

6. Thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở Việt Nam

Thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở Việt Nam
Thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở Việt Nam

Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. 

Thực trạng ô nhiễm nước mặn

  • Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con sông chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như : BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. 
  • Ô nhiễm nước mặt khu đô thị: các con sông chính ở Việt Nam đều đã bị ô nhiễm. 

Thực trạng ô nhiễm nước dưới đất 

  • Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác… 
  • Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng này ở các khu vực đồng bằng bắc bộ và đồng bằng song Cửu Long. Khai thác nước quá mức cũng sẽ dẫn đến hiện tượng xâm  
  • Nước dưới đất bị ô nhiễm do việc chôn lấp gia cầm bị dịch bệnh không đúng quy cách. 

Thực trạng ô nhiễm nước biển 

  • Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng, nitrat, nitrit, colifom ( chủ yếu là đồng bằng song Cửu Long), dầu và kim loại kẽm… 
  • Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. 
  • Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. 
  • Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000 m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. 
  • Điều kiện sống của họ cũng bị đe dọa nghiêm trọng vì nhiều khu vực trong công viên là nơi nuôi dưỡng mầm mống của dịch bệnh. 

Kết luận 

  • Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nước có hạn, đặt ra yêu cầu mới về chia sẻ nguồn nước. 
  • Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu sử dụng nước phù hợp. Mặt khác, biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều mối đe dọa đến tài nguyên nước. 
  • Trước tình hình đó, chúng ta cần củng cố mạnh mẽ công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước, hoàn thiện chính sách về quản lý và bảo vệ nguồn nước hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước.

Hy vọng thông qua bài viết này, Luận Văn 1080 đã cung cấp cho bạn các kiến thức bổ ích về chủ đề quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới tiếp theo của chúng tôi nhé!

Nếu bạn còn thắc mắc nào xoay quanh vấn đề quản lý nhà nước về tài nguyên nước, xin vui lòng liên hệ email: luanvan1080@gmail.com hoặc Hotline: 096.999.1080 để được Luận Văn 1080 hỗ trợ chính xác và kịp thời nhé

Tham khảo thêm các bài viết khác cùng chủ đề:

- Quản lý nhà nước về đất đai
- Vấn đề quản lý nhà nước về môi trường

Nguyễn Tuyết Anh Tôi là Nguyễn Tuyết Anh - Job title: Trưởng phòng nội dung - Company: Luanvan1080 Group. Kể từ khi còn bé tôi đã rất yêu thích sách vở, nên khi lớn lên tôi quyết định tâm làm nên những nội dung thật hay thật ý nghĩa. Luận văn 1080 có thâm niên hoạt động hơn 10 năm với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng tinh thần làm việc trách nhiệm. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ Website: luanvan1080.com/ - Hotline: 096.999.1080 Bạn hãy tham khảo website https://luanvan1080.com/ để rõ hơn công việc của tôi nhé !
Bình luận đánh giá
Đánh giá

HHoàng Nam

Em đang làm luận văn đề tài quản lý hành chính nhà nước về tài nguyên nước. Bên mình có bài luận văn mẫu nào không/ Cho e xin mẫu tham khảo với ạ

Trả lời5 years ago

Thông tin bình luận

Zalo: 096.999.1080