Hướng Dẫn Viết Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục - Mẫu Chi Tiết!

Nguyễn Tuyết Anh 26/04/2023 Cẩm nang quản lý giáo dục
Hướng Dẫn Viết Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục - Mẫu Chi Tiết!
5/5 (1 đánh giá) 0 bình luận

Rất nhiều học viên hiện nay gặp khó khăn trong việc viết đề cương luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục. Những câu hỏi được đặt ra đó là phải bắt đầu từ đâu, cấu trúc thế nào, cách viết ra sao…? 

Hiểu được những nỗi băn khoăn đó, trong bài viết dưới đây, Luận văn 1080 sẽ chia sẻ đến bạn cách viết đề cương luận văn thạc sĩ đầy đủ và chi tiết nhất cho bạn tham khảo.

1. Đề cương luận văn thạc sĩ là gì?

Đề cương luận văn thạc sĩ là gì

Đề cương luận văn thạc sĩ là bản thảo chi tiết của luận văn thạc sĩ, trong đó ghi lại một cách tổng quát những nội dung mà bạn sẽ thực hiện trong bài luận của mình. Đề cương luận văn khi viết xong sẽ được gửi lên hội đồng giám khảo để duyệt, nếu như được duyệt thì người viết sẽ bắt đầu triển khai vào làm bài luận chi tiết.

Do đó mà việc làm đề cương rất quan trọng, nó không chỉ là định hướng cho những gì mà bạn sẽ làm mà còn là bản thảo để hội đồng có thể hiểu được những gì bạn muốn làm, từ đó có thể đưa ra những lời đánh giá và nhận xét giúp cho bài luận của bạn tốt hơn. 

Trình bày đề cương chính vì thế không thể làm sơ sài qua loa mà cần làm một cách nghiêm túc, chỉn chu. Khi làm đề cương, đôi khi bạn cũng sẽ nhận ra những vấn đề trong đề tài, cách triển khai, khai thác của bạn từ đó có những chỉnh sửa kịp thời để bài luận chính thức được hoàn hảo nhất. 

 

2. Hướng dẫn cách viết đề cương luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

Cũng giống như rất nhiều đề tài luận văn khác, đề cương luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục cũng tuân theo cấu trúc chung của đề cương thông thường. Nội dung của đề cương được triển khai thành những phần như sau:

 Hướng dẫn cách viết đề cương luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

2.1. Phần mở đầu

Lý do chọn đề tài:

Khi nêu chủ đề, đề tài nghiên cứu, bạn cần trình bày được vì sao bạn lại lựa chọn đề tài này, tức là lý giải việc thực hiện nghiên cứu đề tài này sẽ giải quyết được những vấn đề gì, tại sao vấn đề đó lại quan trọng đặt trong bối cảnh hiện tại. 

Nói cách khác, lý do mà bạn đưa ra phải gắn liền với tính thực tiễn, phải phù hợp với thời điểm hiện tại, tránh chọn những đề tài quá cũ, không còn ý nghĩa khi áp dụng vào thực tế. 

Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu thông thường chính là chủ đề mà bạn nghiên cứu. Để viết mục đích, bạn cần trả lời được câu hỏi rằng khi thực hiện xong đề tài nghiên cứu, bạn sẽ đạt được những gì, đó chính là mục đích nghiên cứu cuối cùng. 

Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, bạn cần phải đặt ra những mục tiêu nghiên cứu, tức là những bước, thao tác, hành động, đầu việc cụ thể cần làm để hoàn thành kế hoạch nghiên cứu đề ra. Mục tiêu nghiên cứu đồng thời cũng là thang đo đánh giá mức độ hiệu quả khi thực hiện nghiên cứu đề tài. 

Câu hỏi nghiên cứu:

Mỗi mục tiêu nghiên cứu sẽ đặt ra một câu hỏi phải làm gì để hiện thực hóa những mục tiêu đó và cho ra kết quả, chính là mục đích cuối cùng. 

Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa đối tượng và khách thể nghiên cứu. Cụ thể, đối tượng nghiên cứu của đề tài thường nằm chính trong đề tài mà bạn đặt ra. Khách thể nghiên cứu chính là những chủ thể tác động góp phần đưa ra kết quả nghiên cứu. 

Phạm vi nghiên cứu:

Trong quá trình làm luận văn, chắc chắn bạn phải xác định được phạm vi nghiên cứu. Việc xác định phạm vi cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như sự phù hợp, đặc điểm của đối tượng để đảm bảo cho ra kết quả chính xác nhất. Phạm vi mà bạn cần xác định bao gồm:

Không gian: Thực hiện nghiên cứu, khảo sát đối tượng, khách thể tại đâu?

Thời gian: Quá trình khảo sát, thu thập dữ liệu được thực hiện trong thời gian nào?

2.2. Cơ sở lý thuyết và lịch sử nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết:

Để xây dựng hệ thống lập luận, khai thác, trước tiên bạn cần hệ thống lại lý thuyết liên quan trực tiếp đến vấn đề. Đây là cơ sở để người đọc có thể dựa vào và hiểu được những gì mà bạn muốn trình bày đồng thời tăng tính thuyết phục trong những lập luận của bạn. 

Khi trình bày cơ sở lý thuyết, bạn cần lưu ý diễn đạt một cách đơn giản, dễ hiểu, tránh đưa vào bài luận lý thuyết  tràn lan vừa gây rối cho người đọc vừa chiếm quá nhiều dung lượng của bài luận.

Lịch sử nghiên cứu:

Điều gì làm cho bài luận của bạn khác biệt hơn so với những đề tài trước đó? Để chứng minh được điều này, thì bạn cần phải trình bày lại lịch sử nghiên cứu đề tài được thực hiện trước đó. Việc trình bày cần dừng ở mức tổng quan, không nên quá đi sâu vào chi tiết. 

Điều quan trọng là thông qua việc trình bày lịch sử nghiên cứu, bạn nêu ra được những điểm mạnh và điểm yếu của từng đề tài, từ đó học hỏi cũng như rút kinh nghiệm cho bài luận của mình. Từ việc đọc phần lịch sử nghiên cứu, hội đồng sẽ nắm được rằng liệu những vấn đề còn tồn đọng có được giải quyết trong bài luận của bạn hay không. 

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Câu hỏi mà giám khảo sẽ đặt ra khi đọc xong phần cơ sở lý thuyết và lịch sử nghiên cứu đó là: liệu dựa trên những cơ sở lý thuyết đó, bạn sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu nào cho đề tài của mình? Và liệu những phương pháp đó có khiến cho quá trình nghiên cứu của bạn tối ưu hơn so với những nghiên cứu trước đó hay không? Đó là lý do vì sao mà bạn cần trình bày về những phương pháp nghiên cứu mà bạn sẽ dùng. 

Một đề tài nghiên cứu có thể sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, miễn là những phương pháp đó thể hiện được sự hiệu quả trong quá trình nghiên cứu, đem lại kết quả cuối cùng chính xác nhất. Do đó mà bên cạnh trình bày phương pháp nghiên cứu, bạn cũng cần chỉ ra những ưu điểm và giải thích lý do vì sao những phương pháp đó sẽ giúp giải quyết vấn đề đã đặt ra. 

2.4. Kết quả nghiên cứu

Với phần kết quả nghiên cứu, bạn có thể trình bày chúng dưới dạng bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh nhằm giúp người đọc có thể nắm được kết quả mà bạn thu được một cách hiệu quả. Mặc dù sử dụng nhiều kênh khác nhau nhưng bạn cũng lưu ý bắt buộc phải diễn giải chúng bằng lời, tránh trường hợp chỉ thể hiện kết quả dưới dạng hình ảnh. Điều này đôi khi có thể khiến người đọc nhầm lẫn, khó hiểu trong quá trình đọc kết quả. 

Kết quả nghiên cứu thu được đôi khi sẽ không giống với những dự đoán ban đầu của bạn. Tuy nhiên, sự thật vẫn là sự thật, chính vì vậy mà việc tôn trọng kết quả chính là điều quan trọng. Bạn cũng có thể bổ sung thêm những yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả để người đọc có cái nhìn khách quan nhất về kết quả luận văn của bạn. 

2.5. Tài liệu tham khảo

Tất cả những trích dẫn, những số liệu hay thậm chí là những lập luận mà bạn sử dụng trong bài cần phải được cho vào mục tài liệu tham khảo để thể hiện sự tôn trọng với chất xám của người khác cũng như khiến cho bài luận của bạn trở nên thuyết phục hơn. Những tài liệu tham khảo mà bạn sử dụng nên là từ những nguồn chính thống và đáng tin cậy.

Việc sắp xếp tài liệu tham khảo cũng cần tuân theo những quy tắc chung cụ thể như sau:

- Tài liệu tham khảo tiếng Việt trước sau đó đến nước ngoài và cuối cùng là tài liệu Internet. 

- Ghi tài liệu tham khảo theo thứ tự: Tên tác giả (sắp xếp theo thứ tự ABC, với cái tài liệu văn bản, chính sách thì đề tên nội dung) - Tên sách, tên nội dung, tên bài báo - Nhà xuất bản - Năm xuất bản - Thời gian truy cập lần cuối (đối với tài liệu Internet). 

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến Dịch vụ thuê viết luận văn của Luận văn 1080 tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, ... để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline?

Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

3. Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

Hướng Dẫn Viết Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục
Hướng Dẫn Viết Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục

Đề tài Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: “Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày của hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn quận 3, thành phố Hồ Chí Minh”

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài:

2. Mục đích nghiên cứu

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

5. Giả thuyết khoa học

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

7. Phương pháp nghiên cứu

8. Cấu trúc luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy của hiệu trưởng các trường tiểu học

1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

  • 1.1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
  • 1.1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy học hai buổi/ngày
  • 1.1.3. Kinh nghiệm và xu thế dạy học hai buổi/ngày ở một số nước trong khu vực và trên thế giới

1.2. Một số khái niệm cơ bản

  • 1.2.1. Dạy học 2 buổi/ngày
  • 1.2.2. Hoạt động dạy học
  • 1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học
  • 1.2.4. Biện pháp quản lý hoạt động dạy

1.3. Công tác quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy ở trường tiểu học

  • 1.3.1 Vị trí mục tiêu của trường tiểu học
  • 1.3.2. Vai trò chức năng của hiệu trưởng trường tiểu học
  • 1.3.3. Chức năng, yêu cầu đối với hiệu trưởng trường Tiểu học trong công tác quản lí hoạt động dạy hai buổi/ngày
  • 1.3.4. Nội dung quản lí hoạt động dạy hai buổi/ngày ở trường Tiểu học của Hiệu trưởng

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày của hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn Quận Ba thành phố Hồ Chí Minh

  • 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục của Quận Ba thành phố Hồ Chí Minh.
    • 2.1.1.Tổng quan Quận 3.
      • 2.1.1.1 Vị trí địa lí.
      • 2.1.1.2. Dân số
    • 2.1.2 Thực trạng về sự phát triển giáo dục của Quận 3 từ năm 2005 đến nay
  • 2.2.Thực trạng về giáo dục Tiểu học và việc thực hiện chương trình dạy hai buổi/ngày của Quận Ba thành phố Hồ Chí Minh
    • 2.2.1.Chất lượng giáo dục
    • 2.2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
  • 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy hai buổi/ngày của hiệu trưởng các trường Tiểu học Quận Ba thành phố Hồ Chí Minh
    • 2.3.1. Quản lý chương trình, kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn và giáo viên
    • 2.3.2. Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn trong dạy học của tổ chuyên môn và giáo viên
    • 2.3.3. Quản lý hoạt động dạy học trên lớp.
    • 2.3.5. Quản lý phương tiện, điều kiện dạy học
  • 2.4. Nhận xét chung về quản lý hoạt động dạy của hiệu trưởng  các trường tiểu học Quận 3
    • 2.4.1.  Ưu điểm
    • 2.4.2. Những tồn  tại trong quản lý hoạt động giảng dạy

Chương 3: Đề xuất các biện pháp quản lý  hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học Quận 3.

  • 3.1. Một số nguyên tắc chỉ đạo việc đề xuất các biện pháp
  • 3.2. Các biện pháp được đề xuất
    • 3.2.1.  Nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
    • 3.2.2.  Phát huy tính chủ động của giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy và học
    • 3.2.3 Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện để giáo viên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nắm bắt các thành tựu sư phạm
    • 3.2.4. Tích cực quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức và cải tiến phương pháp học tập cho học sinh, phát huy vai trò của đội thiếu niên tiền phong và sự phối kết hợp giáo dục của phụ huynh học sinh
    • 3.2.5. Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra chuyên môn của giáo viên, chú trọng bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ
    • 3.2.6. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút sự ủng hộ của các nguồn lực trong cộng đồng để hiện đại hoá cơ sở vật chất –kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học trong nhà trường
  • 3.3. Mối quan hệ  giữa các biện pháp
  • 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
  • 3.5. Kết luận chương 3

Kết luận và kiến nghị

Kết luận

Kiến nghị

Danh mục tài liệu tham khảo

PHỤ LỤC

Tham khảo thêm các bài viết khác:

30 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nhân Lực (Kèm Mẫu)

Luận Văn Thạc Sĩ Phát Triển Nguồn Nhân Lực

Nếu như bạn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, hãy liên hệ ngay với Luận văn 1080 thông qua SĐT: 096 999 1080 hoặc Email: luanvan1080@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Trên đây là tổng hợp tất cả các bước để viết đề cương luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục chi tiết nhất cho bạn tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn trong quá trình làm luận văn của mình.

Nguyễn Tuyết Anh Tôi là Nguyễn Tuyết Anh - Job title: Trưởng phòng nội dung - Company: Luanvan1080 Group. Kể từ khi còn bé tôi đã rất yêu thích sách vở, nên khi lớn lên tôi quyết định tâm làm nên những nội dung thật hay thật ý nghĩa. Luận văn 1080 có thâm niên hoạt động hơn 10 năm với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng tinh thần làm việc trách nhiệm. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ Website: luanvan1080.com/ - Hotline: 096.999.1080 Bạn hãy tham khảo website https://luanvan1080.com/ để rõ hơn công việc của tôi nhé !
Bình luận đánh giá
Đánh giá

Zalo: 096.999.1080