Đối với các bạn học về pháp luật, chính trị thì cụm từ quyền lực nhà nước đã không xa lạ gì. Tuy nhiên vẫn có một số bạn còn thắc mắc, chưa nắm được chính xác về khái niệm quyền lực nhà nước là gì, và như thế nào là kiểm soát quyền lực nhà nước. Đây là một trong những kiến thức cơ bản giúp bạn hiểu được cách vận hành của bộ máy nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Trong nội dung bài viết dưới đây, Luận Văn 1080 sẽ giúp bạn xác định rõ các khái niệm và kiến thức cơ bản của quyền lực nhà nước, cũng như gợi ý những đề tài tiểu luận hay cho môn học này.
Quyền lực nhà nước là một trong các nguyên tắc trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, được trình bày trong Hiến Pháp (năm 2013). Theo đó, quyền lực nhà nước được định nghĩa là “sự thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Nguyên tắc này cũng là quan điểm trong chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ở thời kỳ đẩy mạnh đổi mới kinh tế chính trị.
Ý nghĩa thống nhất của quyền lực nhà nước chính là tập trung ở Nhân dân, Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước và giao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội, Chính phủ và cho cơ quan tư pháp về ba nhóm quyền hạn và nhiệm vụ về: lập hiến và lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (Theo điều 70, Hiến Pháp 2013).
Theo điều 29 và 120, việc thực hiện quyền lực nhà nước của Nhân dân sẽ được thể hiện qua dân chủ đại diện ở Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, các cơ quan nhà nước khác và qua quyền biểu quyết trong các cuộc trưng cầu ý dân do nhà nước tổ chức, trong đó có các điều về Hiến pháp.
Tuy nói rằng quyền lực nhà nước là của Nhân dân nhưng quyền lực này lại được Nhân dân ủy quyền cho các tổ chức nhà nước thực hiện. Do đó, việc thực hiện này suy cho cùng là được thực hiện theo ý kiến chủ quan của một nhóm người.
Vì thế, khó tránh khỏi sự tha hóa trong thực thi quyền lực nhà nước bởi con người đều có các tình cảm và dục vọng riêng, ảnh hưởng đến các quyết định trong thi hành quyền lực nhà nước.
Do đó, việc kiểm soát quyền lực nhà nước là điều quan trọng cần phải thực hiện giữa người ủy quyền và người được ủy quyền để đảm bảo tính chính xác, minh bạch, khách quan, và công bằng nhất trong thực hiện quyền lực nhà nước.
Theo đó, Nhân dân sẽ phân công các quyền hạn cho nhiều tổ chức khác nhau nắm các quyền về lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các tổ chức này vừa thực thi quyền vừa phối hợp, kiểm soát việc thực hiện các quyền của nhau.
Cụ thể, Hiến Pháp 2013 quy định rõ về vị trí, vai trò, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi quyền cho các tổ chức nhà nước như sau: Quốc Hội là đại diện cho Nhân dân sẽ thực thi quyền lập hiến và quyền lập pháp (Điều 69), Chính phủ thực hiện quyền hành pháp (Điều 94), Tòa án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều 102).
Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước là một công việc rất phức tạp, cần có những biện pháp phù hợp để đảm bảo kiểm soát tốt và toàn diện, nhằm đảm bảo thu được các kết quả chính xác và quản lý được việc thực hiện quyền hạn của các tổ chức được ủy quyền.
Do đó, có rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu để xây dựng nên một hệ thống kiểm soát quyền lực nhà nước đúng đắn và phù hợp. Viết tiểu luận kiểm soát quyền lực nhà nước sẽ giúp góp phần nghiên cứu tìm ra những phương pháp kiểm soát tối ưu, cũng như giúp thầy cô bộ môn kiểm tra đánh giá được khả năng phân tích và lĩnh hội kiến thức của bạn.
Để viết tốt một tiểu luận kiểm soát quyền lực nhà nước, bạn cần tuân theo các bước sau:
Bạn cần đọc nhiều bài nghiên cứu, sách báo, bài giảng về quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước để có thể tìm được những ý tưởng đề tài hay cho tiểu luận.
Đề tài dùng để viết tiểu luận cần phải hay, cấp thiết và không trùng lặp. Ngoài ra, đề tài được chọn cũng phải vừa với khả năng nghiên cứu của bạn nếu không bạn sẽ không thể tìm ra các kết quả chính xác, hoặc giá trị của bài nghiên cứu bị đánh giá thấp.
Trong trường hợp giáo viên hướng dẫn trực tiếp giao đề tài thì bạn cần phân tích đề bài thật kỹ để nắm rõ yêu cầu đề bài, tránh tình trạng đi lạc đề.
Bạn cần dựa theo cấu trúc tiểu luận để lập nên dàn ý cho bài tiểu luận kiểm soát quyền lực nhà nước của mình. Theo đó, dàn ý sẽ bao gồm các mục lớn nhỏ, thể hiện đầy đủ và súc tích các ý tưởng bạn sẽ viết trong tiểu luận ở từng phần mở bài, thân bài và kết luận.
Dàn ý càng chi tiết thì bài tiểu luận của bạn càng dễ viết, cũng như nội dung được viết trong tiểu luận sẽ càng có tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc. Cụ thể cấu trúc của một bài tiểu luận như sau:
- Dẫn dắt và giới thiệu đề tài, chứng minh đề tài là cấp thiết cần được nghiên cứu.
- Nêu mục đích chính và các đóng góp thực tiễn của tiểu luận
- Nêu sơ lược các luận cứ sẽ phân tích và chứng minh trong tiểu luận
- Nêu phương pháp nghiên cứu sẽ dùng trong tiểu luận kiểm soát quyền lực nhà nước
- Cơ sở lý luận
- Mô tả quá trình áp dụng phương pháp nghiên cứu
- Tìm ra kết quả
- Sơ lược lại mục đích và các kết quả phát hiện được trong tiểu luận.
- Dựa trên các kết quả, đưa ra các giải pháp
- Nêu các kiến nghị của bạn để thực hiện những giải pháp.
Sau khi đã có một dàn bài chi tiết về những ý tưởng, luận cứ sẽ thể hiện trong tiểu luận, bạn nên đưa cho giáo viên hướng dẫn xem qua để cho bạn thêm ý kiến, nhằm giúp bài tiểu luận của bạn tốt nhất có thể.
Khi đã chốt được một dàn ý hoàn hảo, bước tiếp theo là bạn hãy dựa vào dàn bài chi tiết đó để viết thành một bài tiểu luận kiểm soát quyền lực nhà nước hoàn chỉnh.
Ở mục cơ sở dữ liệu, bạn hãy dựa vào các ý tưởng đã liệt kê sẵn trong dàn bài để tìm đọc những tài liệu liên quan, nhằm xây dựng một hệ thống lý luận thuyết phục.
Lưu ý, bạn hãy đối chiếu và dò lần lượt các ý có trong dàn bài xem đã được viết đầy đủ ở nội dung tiểu luận chưa, nhằm tránh bỏ sót các ý tưởng.
Bước kiểm tra là một bước quan trọng không kém trong quy trình viết tiểu luận. Bạn cần xem xét xem bài viết của bạn có mắc lỗi nào về chính tả hay cấu trúc ngữ pháp hay không, để tránh bị mất điểm và bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước, cũng như các hướng dẫn cụ thể để thực hiện một bài tiểu luận kiểm soát quyền lực nhà nước.
Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn thống kê lại một số kiến thức cơ bản và nắm được phương hướng làm tiểu luận cho môn học có liên quan đến quyền lực nhà nước.
Nếu bạn cần tìm hiểu chuyên sâu hơn hoặc có câu hỏi nào về quyền lực nhà nước, đừng ngần ngại liên hệ với tổng đài Luận Văn 1080 để được tư vấn, giải đáp và giúp đỡ kịp thời thông qua SĐT: 096 999 1080 hoặc Email: luanvan1080@gmail.com nhé.