Chất lượng sản phẩm là một phạm trù được định nghĩa khác nhau dưới những góc độ khác nhau. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp quyết định giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Trong bài viết sau đây, Tổng đài Luận Văn 1080 sẽ giúp bạn hệ thống hóa những kiến thức cơ bản và quan trọng về chất lượng sản phẩm.
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm của chất lượng sản phẩm.
Tham khảo thêm các bài viết khác:
+ Cơ sở lý luận về quản trị chiến lược trong kinh doanh
+ Tổng quan về năng lực quản trị tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Qua nhiều thập kỷ, khái niệm của chất lượng sản phẩm được định nghĩa dưới nhiều góc nhìn khác nhau như góc nhìn theo hướng nhà sản xuất, công nghệ, và khách hàng. Tuy nhiên những quan niệm này vẫn tồn tại những mặt hạn chế.
Trong những năm gần đây, khái niệm về chất lượng sản phẩm đã được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO định nghĩa trong ISO 9000 và được sử dụng rộng rãi. Khái niệm mới này đã giúp giảm đi những mặt hạn chế của những khái niệm trước đó.
"Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng); tạo cho thực thể (đối tượng) đó có khả năng thoả mãn nhu cầu xác định hoặc tiềm ẩn"
Theo khái niệm trên ta có thể giải thích rõ hơn như sau:
Tập hợp các đặc tính của một thực thể (ở đây là sản phẩm) bao gồm toàn diện các yếu tố công nghệ - kỹ thuật, yếu tố thỏa mãn nhu cầu khách hàng (về chức năng, giá cả, dịch vụ, hậu mãi) và yếu tố kinh tế đối với nhà sản xuất.
Tổ hợp những đặc tính này phải giúp cho sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu hiện hữu (thể hiện rõ qua chức năng, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm) cũng như nhu cầu không hiện hữu (cảm nhận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm).
Và khi thỏa được tất cả những điều này, thì sản phẩm đó mới đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
Trước khi nói về quản lý chất lượng sản phẩm, bạn cần hiểu được khái niệm của quản lý chất lượng.
“Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng” (ISO 9000:2000).
Theo đó, có thể hiểu quản lý chất lượng sản phẩm là các hoạt động phối hợp để định hướng và kiểm soát chất lượng của sản phẩm, bao gồm: lập chính sách chất lượng sản phẩm, hoạch định chất lượng sản phẩm, kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm và cải tiến chất lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp cần phải quản lý chất lượng sản phẩm vì quản lý chất lượng nói chung và quản lý chất lượng sản phẩm nói riêng là sự sống còn của doanh nghiệp và là yêu cầu của xã hội.
Theo đó, nhờ có công tác quản lý chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp có thể:
1) Hạn chế hàng bị lỗi → Kiểm soát tốt chi phí → giúp giảm giá thành sản phẩm → nâng cao chất lượng sản phẩm → nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp có càng ít hàng lỗi thì số lượng hàng phải sản xuất lại càng ít, giúp giảm bớt chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu, nhân công…) đáng kể. Khi chi phí sản xuất tổng thể cho lô hàng đó giảm, thì sẽ làm giá thành của từng sản phẩm giảm nhưng giá trị mà khách hàng nhận được từ sản phẩm đó vẫn nguyên vẹn, vì thế giúp chất lượng sản phẩm được tăng lên, dẫn đến tăng sức cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường. Vì thế mà doanh nghiệp càng được nâng cao được năng lực cạnh tranh - sự sống còn của doanh nghiệp.
2) Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và đa dạng, thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt (rất nhiều chủng loại sản phẩm ở trong và ngoài nước) → Cần nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao uy tín sản phẩm và phù hợp với các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Đây cũng là những yêu cầu của xã hội.
3) Tiết kiệm (chi phí, nguyên liệu…) → Bảo vệ môi trường.
Nếu hoạt động sản xuất diễn ra càng nhiều, một mặt doanh nghiệp tốn nhiều chi phí, mặt khác cũng gây hại cho môi trường vì sự gia tăng của chất thải sản xuất, hao tốn nhiên liệu. Vì vậy, sản xuất cần được kiểm soát để bảo vệ môi trường - một yêu cầu của xã hội.
Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm là các bước hoạt động giúp đảm bảo lô sản phẩm được sản xuất là “phù hợp với mục đích”, bao gồm:
- Xác định các tiêu chuẩn cần đạt được và đưa ra giải pháp để đạt được các tiêu chuẩn đó.
- Thiết kế sản phẩm - dịch vụ theo nhu cầu khách hàng mục tiêu
- Đưa ra các mục tiêu chất lượng, các quy trình cần thực hiện và cách kiểm soát hoạt động của các quy trình đó
- Đánh giá chất lượng hoạt động của tổng thể dự án một cách thường xuyên
- Đảm bảo sản phẩm sẽ đạt đúng những tiêu chuẩn (của ngành, quốc gia, quốc tế) mà đã hoạch định trước
- Đánh giá chất lượng thành phẩm nhằm khắc phục những vấn đề làm ảnh hưởng đến chất lượng và tìm phương pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Cần thức hiện bước này xuyên suốt dự án bằng những hình thức như: Thanh tra kiểm định định kỳ, kiểm thử xác minh (verification testing), kiểm tra chéo, hợp duyệt chất lượng, khảo sát những người có liên quan đến dự án /Nhóm trọng tâm.
Trên đây là các lý thuyết về chất lượng sản phẩm, hy vọng bạn đã có thể tìm được lời giải cho các câu hỏi về chủ đề chất lượng sản phẩm của mình.
Nếu bạn cần giải thích thêm những kiến thức thuộc về chất lượng sản phẩm, vui lòng liên hệ Email: luanvan1080@gmail.com hoặc SĐT: 096.999.1080 để Luận Văn 1080 có thể hỗ trợ bạn giải đáp các thắc mắc kịp thời.