Tài chính doanh nghiệp là gì? Vai trò của phân tích và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để nắm được tầm quan trọng của việc quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp.
Tham khảo thêm các bài viết khác cùng chủ đề:
+ Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích TCDN
+ Những Vấn Đề Lý Luận Cơ Bản Về Quản Lý Tài Chính Trong Doanh Nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là gì?
Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện hình thức giá trị (quan hệ tiền tệ), phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn cho Nhà nước.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng: Quan hệ này được biểu hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ trên thị trường tài chính,doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động. Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định hàng hoá và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường.
Quan hệ nội bộ doanh nghiệp: Đây là giữa các bộ phận sản xuất-kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và người chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách của doanh nghiệp như: chính sách cổ tức (phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí,v.v…
Nếu bạn đang gặp khó khăn hay vướng mắc về viết luận văn, khóa luận hay bạn không có thời gian để làm luận văn vì phải vừa học vừa làm? Kỹ năng viết cũng như trình bày quá lủng củng?... Vì vậy bạn rất cần sự trợ giúp của dịch vụ làm thuê luận văn.
Hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn luận văn 1080 – 096.999.1080 nhận viết luận văn theo yêu cầu, đảm bảo chuẩn giá, chuẩn thời gian và chuẩn chất lượng, giúp bạn đạt được điểm cao với thời gian tối ưu nhất mà vẫn làm được những việc quan trọng của bạn.
- Tài chính có vai trò trong tạo lập vốn, đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh.
Để đạt được những mục đích sản xuất kinh doanh, yếu tố hàng đầu của doanh nghiệp là phải có vốn. Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, việc đảm bảo vốn trở thành một nhân tố sống còn của mỗi doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu vốn của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế. nên thị trường cũng xuất hiện những nhân tố mới của thị trường tài chính cùng những hình thức trong liên doanh liên kết sản xuất và đầu tư…Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp có khả năng phát huy cao độ các chức năng tài chính để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh.
-Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả, cũng như đảm bảo vốn đây được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Trong điều kiện cơ chế thị trường quy luật cạnh tranh đã đặt ra trước các doanh nghiệp những yêu cầu khắt khe hơn. Người quản lý phải có nghệ thuật trong việc sử dụng vốn để không bị ứ đọng, quay vòng nhanh, xác định những trọng điểm trong sử dụng vốn để đảm bảo tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao, đồng thời phải tìm ra các động tác bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tài chính doanh nghiệp có vai trò là đòn bẩy kinh tế thích hợp sản xuất kinh doanh. Trong vai trò này, bằng các cơ chế phân phối thu nhập, phân phối quỹ tiền lương, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng,… sẽ đưa lại kết quả lớn lao trong sản xuất kinh doanh như:kích thích tăng năng xuất lao động, tăng cường phát minh sáng chế, kích thích tiêu dùng xã hội… Cũng bằng các biện pháp tài chính có thể đề cao được trách nhiệm vật chất trong sản xuất, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong sản xuất kinh doanh, lập lại cân bằng trong phân phối.
Tài chính doanh nghiệp là cơ sở tạo nền vững chắc của hệ thống tài chính quốc gia vì sự đóng góp của các doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong khoản phải thu Ngân sách.
Vai trò này được thể hiện thông qua sự tác động của tài chính doanh nghiệp với môi trường xung quanh, nó là một bộ phận của hệ thống tài chính. Nếu tài chính doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh làm cho môi trường xung quanh lành mạnh, có điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp khác trong trường hợp khó khăn, đồng thời góp phần tăng thu nhập cho các nhà đầu tư và cải thiện đời sống cho tầng lớp nhân dân.
Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tài chính doanh nghiệp phải tính toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn tổ chức huy động sử dụng vốn đúng đắn nhằm thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Về phía Nhà nước phải có hỗ trợ doanh nghiệp là tạo môi trường hoạt động phong phú, đa dạng để tạo vốn và phát triển các loại hình tín dụng thu hút tối đa hoá các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế xã hội dân cư tạo nguồn vay dồi dào đối với mọi loại hình doanh nghiệp.
Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối, thu nhập bằng tiền mà các doanh nghiệp đạt do thực hiện thu nhập bán hàng trước khi phải bù đắp các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất cũng như bù đắp hao mòn máy móc thiết bị trả lương cho người lao động để mua sắm nguyên nhiên vật liệu để tiếp tục chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Phần còn lại doanh nghiệp sử dụng các quỹ của doanh nghiệp thực hiện bảo toàn vốn hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có).Chức năng phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp căn cứ vào thu chi tiền tệ các chỉ tiêu phản ánh bằng tiền để kiểm soát tình hình đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh, tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể qua tỷ trọng cơ cấu qua nguồn huy động việc sử dụng nguồn vốn huy động, việc tính toán các yếu tố chi phí vào giá thành và phí lưu thông, việc thanh toán các khoản công nợ với ngân sách, với người bán, với tín dụng với công nhân viên và kiểm tra việc chấp hành kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp cho chủ thể quản lý, phát hiện những khâu mất cân đối, những cơ sở trong công tác điều hành, quản lý kinh doanh để có quyết định ngăn chặn kịp thời các khả năng tổn thất có thể xảy ra nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đặc điểm của chức năng này là toàn diện và thường xuyên suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Các tìm kiếm liên quan khác: khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp, vai trò của tài chính doanh nghiệp, trình bày các chức năng của tài chính, khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp là gì, khái niệm tài chính doanh nghiệp, luận văn phân tích tài chính doanh nghiệp, vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp, chức năng của tài chính doanh nghiệp, tầm quan trọng của báo cáo tài chính, ...
TThanh Bích
Cho e xin mấy mẫu luận văn về đề tài " Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp " để tham khảo với ạ. E xin cảm ơn.
Trả lời5 years ago
NNguyễn Ngân
Có bài luận mẫu nào về Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp. Cho e xin mẫu tham khảo với ạ
Trả lời5 years ago