Để đạt điểm tốt cho bài dissertation, có khá nhiều yếu tố. Và một trong những điều quan trọng nhất, đó là việc thực hiện survey để thu thập dữ liệu. Với bài hướng dẫn làm survey cho dissertation dưới đây, chúng tôi hy vọng sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Muốn có được một bài nghiên cứu tốt, bạn bắt buộc phải có dữ liệu tốt. Và muốn có dữ liệu tốt, bạn bắt buộc phải thiết kế và thực hiện một cái survey cực tốt. Tuy nhiên, cũng có nhiều bạn chưa nắm được rằng cần phải làm những gì.
Tham khảo thêm các bài viết khác:
+ Hướng dẫn cách viết bài luận tiếng anh độc đáo
+ Bài luận văn tiếng anh là gì? Quy trình viết luận đạt điểm cao
Có khá nhiều cách khác nhau để thu thập dữ liệu cho bài nghiên cứu.
Tuy nhiên, survey (khảo sát) là hình thức cực kỳ phổ biến và dễ làm nhất.
Với cách làm này thì bạn sẽ cần phải thiết kế ra một cái bảng khảo sát (questionnaire), sau đó mang đi gửi cho thật nhiều người để họ trả lời, và từ đó lấy những câu trả lời này làm dữ liệu để phân tích.
Kiểu câu hỏi của questionnaire thì thường là như này:
Tức là, bạn sẽ đưa ra các câu hỏi để người trả lời đánh giá mức độ đồng ý (từ 1 đến 5 chẳng hạn), và trong bài questionnaire sẽ có một số lượng các câu hỏi như vậy.
Bạn bắt buộc phải thu thập được dữ liệu tốt. Tại sao lại như vậy?
Bởi nếu có quá nhiều người đánh bừa, đương nhiên dữ liệu bạn thu được sẽ không khác gì một đống rác và chẳng có ý nghĩa gì cả.
Do vậy, bạn phải đảm bảo rằng những người trả lời questionnaire của bạn phải trả lời một cách có trách nhiệm, nghiêm túc...và không đánh bừa các câu trả lời..
Năm ngoái mình có hỗ trợ một số bạn viết dissertation. Vài bạn trong số đó thu thập dữ liệu không tốt, kết quả là rất khó phân tích, và khi phân tích ra kết quả thì không theo một quy luật nào cả, thật là một tai họa.
Vậy, phải làm thế nào để đảm bảo thu được dữ liệu tốt?
Bạn thử tưởng tượng xem, có một ngày, một người bạn của bạn (không thân lắm, quen biết thôi) gửi cho bạn 1 cái questionnaire và nhờ bạn trả lời giúp?
Bạn mở questionnaire ra và thấy hàng trang dài ngoằng những câu hỏi, và người ta yêu cầu bạn phải trả lời hết cái đống đó trong khi bạn còn đang bận lướt facebook, xem phim, chơi game hay học bài.
Liệu bạn sẽ kiên nhẫn ngồi đọc kỹ và trả lời hết những câu hỏi đó một cách nghiêm túc (tốn khoảng 10-15 phút), hay bạn sẽ chỉ trả lời tử tế một vài câu đầu rồi sau đó đánh bừa phần còn lại cho đỡ tốn thời gian?
Đặt bản thân mình vào trường hợp của người trả lời questionnaire, bạn sẽ thấy rất khó để yêu cầu người ta trả lời đầy đủ questionnaire của mình một cách nghiêm túc, nhất là khi người ta không nhận lại được lợi ích gì.
Vì vậy, muốn có được dữ liệu tốt (những câu trả lời tốt), chúng ta có thể nghĩ ra một hình thức, món quà gì đó để cảm ơn những người đã giúp ta trả lời questionnaire, và cũng để khuyến khích họ tham gia một cách nghiêm túc hơn.
Tóm lại, muốn có được dữ liệu tốt cho bài nghiên cứu, các bạn có thể và nên có một món quà nho nhỏ gì đó cho người tham gia (cái này tiếng Anh gọi là incentive) thay vì chỉ nhờ họ trả lời questionnaire mà không cho họ cái gì cả.
Món quà này có thể tùy thuộc vào khả năng của các bạn, xem các bạn có cái gì thì đưa ra cái đó.
Có thể là tiền (nếu bạn được các tổ chức tài trợ tiền để làm nghiên cứu, hoặc nếu nhà bạn giàu ))) ).
Bạn cũng có thể chia sẻ một kiến thức, một tài liệu bổ ích gì đó mà bạn có, hoặc đơn giản cũng chỉ cần tặng những món quà nho nhỏ như những đồ lưu niệm các bạn mua từ Việt Nam mang sang.
Hoặc nếu bạn có tài nấu nướng, có thể làm bánh, làm nem... gì gì đó và mang tặng mỗi người một phần nhỏ là cũng được rồi.
Nếu bạn nào có khả năng gì đặc biệt thì hãy lôi ra để trưng dụng, ví dụ bạn có thể xem tarot miễn phí cho những bạn tham gia survey chẳng hạn...
Tất nhiên, thực hiện những điều này sẽ tốn thời gian hơn và có thể là tốn thêm cả tiền bạc, nhưng bạn có thể cân nhắc đánh đổi để có được dữ liệu tốt hơn cho bài nghiên cứu của mình.
Tuy nhiên, nếu như bạn không có đủ khả năng, hoặc không nghĩ ra được món quà nào để tặng cho người tham gia survey, đừng lo lắng. Chúng ta vẫn còn rất nhiều cách khác nữa để có thể tăng chất lượng của dữ liệu thu thập được.
Giải thích rõ cho người tham gia hiểu tất cả những thuật ngữ chuyên môn trong questionnaire
Điều này cực kỳ quan trọng.
Đối tượng mà bạn muốn mời trả lời questionnaire không phải là những người đang nghiên cứu hoặc có kiến thức về cùng một lĩnh vực bạn đang nghiên cứu.
Thế nên bạn cần giải thích rõ (ngắn gọn thôi nhưng phải rõ) về những thuật ngữ, những khái niệm bạn sử dụng trong questionnaire.
Nếu như người đọc không hiểu rõ questionnaire của bạn, các câu trả lời của họ sẽ không được chính xác.
Thông thường mình viết một đoạn văn nhỏ, giải thích về chủ đề nghiên cứu, đặt ở đầu mỗi questionnaire và yêu cầu người tham gia đọc kỹ đoạn văn này trước khi trả lời câu hỏi.
Ví dụ, về chủ đề "personalised advertising on Facebook" (quảng cáo cá nhân hóa trên Facebook).
Đây chắc chắn không phải là chủ đề ai cũng quen thuộc, nên bạn có thể soạn một đoạn văn ngắn đặt ở đầu của questionnaire để giải thích. Trích nguyên văn luôn đoạn đó để mọi người tham khảo:
"When you use Facebook, you usually see advertisements placed on News Feed or on the right column of the Facebook screen. These advertisements are not shown to everyone; only some specific individuals can see them.
Facebook has used personal information of users (age, gender, location, interest - based on pages you like and websites you have visited...), and it uses this information to help companies create advertisements targeted to their desirable audience. For example, ads about cosmetics are only shown to women, ads about restaurants in Southampton are only shown to people in Southampton, or ads about cars are only shown to people who like pages about cars.
This type of advertising is called personalised advertising. This questionnaire focuses on the impact of personalised advertising on Facebook on consumer attitude and intentions."
Sau khi đọc đoạn ngắn này, chắc chắn người tham gia sẽ hiểu rõ hơn về questionnaire, và sẽ trả lời một cách chính xác hơn.
Đây là một bước vô cùng quan trọng, bạn đã phải ngồi dịch toàn bộ các câu hỏi và cả phần giải thích sang tiếng Việt.
Lý do là vì hầu hết những người tham gia survey của bạn đa phần là người Việt.
Nếu để bản questionnaire bằng tiếng Anh, người tham gia có thể sẽ không hiểu hết hoặc hiểu sai nội dung dẫn đến trả lời không chính xác, hoặc nếu yêu cầu họ phải đọc bằng tiếng Anh, có thể họ sẽ mệt, chán và không muốn trả lời nữa.
Hoặc bạn để questionnaire theo kiểu song ngữ Anh - Việt, để những người Việt cũng có thể trả lời, và mình cũng có thể gửi bản questionnaire cho những người bạn quốc tế nữa.
Đương nhiên rồi, số lượng câu hỏi trong một questionnaire quá dài đồng nghĩa với việc thời gian người ta phải bỏ ra để trả lời hết sẽ dài hơn.
Mất càng lâu thì người ta càng sốt ruột, và sẽ càng hay đánh bừa khi làm đến phần cuối.
Vì vậy, hãy cắt bớt những câu hỏi không cần thiết, để số lượng câu vừa phải thôi.
Nên để khoảng từ 25 đến 30 câu hỏi là ổn (ở cấp độ luận văn Thạc sỹ nhé), không cần nhiều hơn số này. Bài nghiên cứu của mình năm ngoái chỉ dài 27 câu thôi.
Có những bạn làm questionnaire dài lê thê 40-50 câu, thì ngồi trả lời những questionnaire đó cảm giác như là bị tra tấn vậy.
Khi các bạn tổng hợp các câu hỏi từ những survey của các nhà nghiên cứu trước, một trường hợp rất hay gặp đó là sẽ có những câu hỏi đọc qua thì cảm thấy gần như giống hệt nhau, không khác gì cả.
Ví dụ khi tổng hợp câu hỏi từ một survey cũ, có 5 câu hỏi như sau:
1=strongly disagree, 5=strongly agree
Như bạn thấy, rõ ràng câu 1 với câu 2 gần như giống hệt nhau, câu 4 và câu 5 cũng gần như giống hệt nhau.
Đứng trên phương diện người trả lời (có thể là những người chưa có kinh nghiệm và kiến thức nhiều về việc nghiên cứu), có lẽ họ sẽ nghĩ "thằng viết ra cái đống câu này bị dở hơi", và sẽ cảm thấy khó chịu khi phải trả lời lặp đi lặp lại các câu giống nhau.
Vì vậy, để khắc phục điều này, các bạn có thể bỏ đi câu 2 và câu 5, giữ lại các câu 1, 3, 4 trong questionnaire thôi. Như vậy người trả lời sẽ không cảm thấy nhàm chán và sẽ vui vẻ trả lời questionnaire của chúng ta hơn.
Mình từng trả lời một survey của một bạn người Anh. Questionnaire của bạn ấy có 40 câu hỏi, và 40 câu này lại nằm trên 40 trang khác nhau (!)
Tức là cứ trả lời xong một câu mình lại phải bấm Next để sang trang tiếp theo trả lời tiếp. Được độ 5 trang thì mình bỏ, không trả lời nữa.
Như vậy, ngoài việc giảm bớt số câu hỏi thì bạn cũng nên để questionnaire của bạn dàn trải trong khoảng 3 trang thôi, như vậy người tham gia sẽ không cần phải bấm Next nhiều lần.
Đối với khâu này, bạn cần phải bỏ rất nhiều ngày chỉ ngồi đọc đi đọc lại cái questionnaire, rồi sau đó nhờ một vài bạn nữa đọc và trả lời thử cái questionnaire này trước.
Mục đích là để tìm xem bản questionnaire của mình có còn vấn đề gì không:
- Có câu hỏi nào đọc hơi khó hiểu không thì mình phải chỉnh lại câu chữ sao cho dễ hiểu nhất có thể
- Thời gian cần bỏ ra để trả lời hết cái questionnaire có lâu quá không?
Thường thì bạn không nên làm ra một bản questionnaire mà người tham gia phải mất trên 10 phút để trả lời.
Nhìn chung là phải tự đặt mình vào vị trí của người tham gia trả lời để xem cái questionnaire của mình có bị nhàm chán hay khó trả lời quá không.
Sau khi đã check đi check lại rất nhiều lần, mình mới có thể yên tâm đưa bản questionnaire cuối cùng ra ngoài cho mọi người tham gia trả lời.
Hãy loại bỏ hoặc chỉnh sửa những dữ liệu không chính xác và không có ý nghĩa (bước này gọi là data screening)
Ok, nếu như thực hiện được đủ 7 bước bên trên, chúng ta chắc chắn vẫn không thể đạt được tỷ lệ 100% những người tham gia trả lời một cách nghiêm túc.
Vẫn sẽ có những dữ liệu xấu (thiếu số liệu do người tham gia trả lời không đủ tất cả các câu; trả lời đánh bừa hoặc trả lời tất cả các câu cùng một đáp án...).
Bạn nào thiết kế survey càng cẩn thận thì sẽ càng giảm được những trường hợp này, nhưng nó cũng vẫn sẽ xuất hiện, không tránh được.
Vậy nhiệm vụ của chúng ta ở bước này đó là: Sau khi đã hoàn thành survey, gửi survey và nhận được câu trả lời - chính là dữ liệu - chúng ta cần tìm cách loại bỏ những dữ liệu xấu, chỉ giữ lại những dữ liệu tốt thôi để bài nghiên cứu của chúng ta có độ chính xác cao.
Trước hết, chúng ta có thể loại bỏ những câu trả lời trong thời gian quá ngắn (Ví dụ nếu questionnaire chúng ta thiết kế để trả lời trong 6 phút mà có những người chỉ trả lời 1 phút đã xong thì chắc chắn người đó đã làm ẩu).
Nếu các bạn thiết kế questionnaire trên platform mà trường đại học cung cấp, sẽ có một cột là tổng thời gian người ta bỏ ra để hoàn thành việc trả lời questionnaire.
Sau đó chúng ta sẽ tiến hành phân tích dữ liệu (data screening) để loại bỏ các dữ liệu quá xấu hoặc chỉnh sửa các dữ liệu hơi hơi xấu cho nó đẹp hơn.
Các dữ liệu xấu bao gồm: Những người trả lời thiếu số câu (missing data), những người đánh bừa hoặc chỉ đánh 1 đáp án cho tất cả các câu.
Sau khi làm xong bước data screening này, các bạn đã có được dữ liệu hoàn chỉnh cuối cùng để có thể tiến hành các bước phân tích và cho ra kết quả bài nghiên cứu.
Với những chia sẻ trên đây, mong rằng việc thực hiện survey cho bài dissertation sẽ không còn là trở ngại đối với bạn nữa.
Ngoài ra, nếu bạn nào có gì thắc mắc hoặc gặp vướng mắc gì về bài dissertation khi du học, các bạn có thể email cho Tổng đài luận văn 1080 nhé. Chúc các bạn thành công với bài dissertation của mình.
Nếu bạn không có thời gian làm dissertation, assignment, essay hay không thể tự làm bài, hãy liên hệ với Tổng đài luận văn 1080 để được tư vấn về dịch vụ viết assignment thuê nhé!
QQuỳnh Nga
Có mẫu dissertation cho ngành quản trị kinh doanh không, cho mình xin với ạ
Trả lời5 years ago
KKhánh Huyền
Thank Luận văn 1080, có mẫu dissertation về Du lịch không ạ
Trả lời5 years ago
Du học thạc sĩ Đài Loan
11/09/2024 | Nguyễn Tuyết Anh
Có nên học thạc sĩ điều dưỡng không?
10/09/2024 | Nguyễn Tuyết Anh
Học phí thạc sĩ đại học Sư Phạm TPHCM
09/09/2024 | Nguyễn Tuyết Anh
Vừa học thạc sĩ vừa đi làm
22/08/2024 | Nguyễn Tuyết Anh
Thạc sĩ tâm lý học online
21/08/2024 | Nguyễn Tuyết Anh