Những kiến thức phân tích báo cáo tài chính là gì và quy trình thực hiện phân tích báo cáo là những điều trọng tâm mà bạn cần nắm khi học ngành tài chính kế toán. Phân tích tài chính đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống còn của doanh nghiệp, vì qua những phân tích cụ thể về tình hình tài chính của công ty, ban quản trị có thể nắm được chính xác nguồn tiền trong công ty, nhằm quyết định những kế hoạch thu chi hoặc điều chỉnh các hoạt động kinh doanh kịp thời.
Bài viết dưới đây của Luận Văn 1080 sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm phân tích báo cáo tài chính là gì cũng như các bước cần thực hiện trong trình tự phân tích báo cáo này.
Xem thêm:
+ Cơ sở lý luận về kế toán nợ phải trả và các khoản nợ phải thu
+ Chi phí sản xuất là gì? Phân loại chi phí sản xuất
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét và phân tích các bản báo cáo về tài chính của một công ty để đưa ra các quyết định về kinh tế tốt hơn, nhằm duy trì và nâng cao doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai.
Các báo cáo này bao gồm báo cáo về thu nhập, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ghi chú vào tài khoản và báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu.
Hoạt động phân tích báo cáo tài chính được thực hiện bởi gian giám đốc, các cổ đông và các bên liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là một quy trình thực hiện các phương pháp kỹ thuật cụ thể để đánh giá rủi ro, hiệu quả hoạt động, sức khỏe tài chính và triển vọng tương lai của một tổ chức.
Sau khi tìm hiểu phân tích báo cáo tài chính là gì, chúng ta hãy cùng xem xem báo cáo tài chính được phân tích như thế nào.
Vì việc phân tích báo cáo tài chính của một tổ chức mang tính chất quan trọng nên cần phải được thực hiện kỹ lưỡng. Nhìn chung, trình tự phân tích báo cáo tài chính sẽ bao gồm 7 giai đoạn cụ thể như sau:
Bạn cần xác định thực trạng các ngành công nghiệp có liên quan đến những hoạt động kinh doanh của công ty bạn ở thời điểm thực hiện phân tích báo cáo tài chính, nhằm đưa ra những phân tích phù hợp. Qua đó, cũng giúp nhà quản trị xác định được vị trí của mình trên thị trường.
Theo đó, bạn cần xem xét các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm sản xuất sản phẩm - dịch vụ, hệ thống phân phối, đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhà cung ứng, khách hàng và sản phẩm thay thế,...
Sau khi nắm toàn diện về tình hình thị trường, bạn sẽ bắt đầu lập chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Bạn cần xem xét xem những điểm mạnh và nổi bật của sản phẩm - dịch vụ công ty mình là gì như: sự khác biệt độc đáo, mức sinh lời, dịch vụ khách hàng, hoạt động marketing, chuỗi cung ứng, tính đa dạng...
Bạn cần đối chiếu những nội dung trong bản báo cáo tài chính với thực trạng bối cảnh hiện tại của doanh nghiệp xem có hợp lý và đã thực sự khái quát được toàn diện tình hình kinh tế của doanh nghiệp chưa.
Đặc biệt chú ý tới báo cáo về lưu chuyển tiền tệ để nắm rõ tình hình kinh doanh hiện tại của công ty. Qua đó giúp bạn nắm rõ tình hình thu chi có tốt không, sử dụng vốn có hiệu quả hay không.
Qua báo cáo tài chính, hội đồng cần chỉ ra được các mức lợi nhuận thu về được từ hoạt động kinh doanh của công ty trong hiện tại, cũng như những rủi ro mà công ty đang phải đối mặt.
Tuy các giám đốc tài chính (CFO) sẽ luôn dựa trên các tỷ lệ báo cáo tài chính để phân tích tình hình tài chính của công ty, nhưng qua bước này, các CFO có thể thu thập thêm các giá trị khi đánh giá doanh nghiệp qua báo cáo tài chính.
Khi phân tích tỷ số sinh lời, cần kiểm soát kỹ 2 vấn đề là lợi nhuận của công ty và những hoạt động liên quan đến tài sản trong công ty - không phụ thuộc vào cách doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản đó và lợi nhuận từ các cổ đông.
Hình thức Proforma thường sẽ được áp dụng khi thực hiện báo cáo tài chính dự báo với các kỹ thuật phân tích chuyên môn như dựa trên tỷ lệ phần trăm của phương pháp tiếp cận bán hàng.
Tuy rằng lập báo cáo tài chính dự báo là một giai đoạn rất khó khăn và đòi hỏi nhiều kỹ thuật chuyên môn, nhưng đây là bước không thể thiếu vì nó giúp đưa ra các giả định trong tương lai phù hợp với công ty và xác định xem những giả định đó sẽ ảnh hưởng đến nguồn tài chính của công ty như thế nào. Qua đó, doanh nghiệp có thể chuẩn bị những phương án đối phó kịp thời.
Phương pháp định giá theo giá trị nội tại là phương pháp thông dụng trong việc xác định giá trị của doanh nghiệp. Qua đó, giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp sẽ được xác định, phản ảnh các giá trị thực về từng phần tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm định giá.
Ngoài ra, định giá doanh nghiệp cũng có thể được thực hiện với nhiều phương pháp khác như: chiết khấu dòng tiền, chiết khấu lợi nhuận khác thường, so sánh giá trị thị trường,...
Những phân tích đã được đưa ra nhưng điều quan trọng là bạn cần chắc chắn rằng những con số trong báo cáo tài chính phải là chính xác và không có điều bất thường. Vì nếu báo cáo tài chính không đúng với thực tế thì những phân tích và định hướng vừa lập sẽ không thể đem đến tác dụng tích cực và chính xác cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiểu được phân tích báo cáo tài chính là gì thì việc làm luận văn về nó sẽ trở nên thật dễ dàng. Một luận văn báo cáo tài chính sẽ bao gồm 3 phần như một bài văn thông thường là: Mở bài, thân bài và kết bài.
Tuy nhiên mỗi phần cần phải thể hiện được những yêu cầu nhất định theo cấu trúc của bài luận văn. Dưới đây là chi tiết cấu trúc một bài luận văn phân tích báo cáo tài chính.
Viết luận văn phân tích báo cáo tài chính cần đi theo một cấu trúc sau đây:
- Giới thiệu vấn đề, chứng minh vấn đề là quan trọng và cần nghiên cứu sâu.
- Nêu rõ mục đích của luận văn, cũng như các đóng góp thiết thực của bài nghiên cứu này trong đời sống.
- Nêu phương pháp nghiên cứu sẽ dùng trong luận văn.
- Cơ sở lý luận.
- Mô tả chi tiết quy trình áp dụng phương pháp nghiên cứu.
- Kết quả tìm được.
- Sơ lược lại mục đích nghiên cứu của luận văn.
- Tóm tắt lại các kết quả tìm được.
- Đưa ra các giải pháp để khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm từ các kết quả tìm được.
- Đưa ra các kiến nghị của bạn để giúp thực hiện các giải pháp hiệu quả.
Viết luận văn phân tích báo cáo tài chính là gì? Để viết được một bài luận tốt bạn cần thực hiện các bước như sau:
Bạn cần chọn một đề tài hay và vừa sức cho luận văn phân tích báo cáo tài chính của mình. Bạn có thể tìm đề tài qua nội dung bài giảng, sách báo, thực trạng doanh nghiệp nào đó, hoặc đề tài có thể được phân xuống cụ thể từ giáo viên hướng dẫn hoặc khoa chuyên ngành tài chính kế toán.
Bước này cần được thực hiện nếu đề tài không phải do bạn chọn mà được phân công bởi giáo viên. Việc phân tích đề tài sẽ giúp bạn nắm chính xác những gì cần thực hiện trong việc nghiên cứu, hướng đi của luận văn, những tài liệu cần tham khảo và lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp.
Dựa trên cấu trúc của luận văn, bạn sẽ lập một dàn ý bao gồm những mục lớn nhỏ được phân vào ba phần mở bài, thân bài và kết bài. Qua dàn ý, bạn sẽ thể hiện được bộ khung của luận văn, giúp việc viết luận văn của bạn trở nên dễ dàng và cụ thể hơn.
Ngoài ra, dàn bài cũng sẽ giúp bạn tránh được tình trạng quên ý hoặc bỏ sót ý.
Qua dàn bài đã lập, bạn hãy tiến hành tìm các cơ sở dữ liệu liên quan để xây dựng hệ thống lý luận chặt chẽ, nhằm chứng minh tính chính xác cho những luận cứ trong luận văn phân tích báo cáo tài chính của mình.
Việc viết luận văn dựa trên dàn ý sẽ giúp các nội dung trong luận văn được thể hiện chặt chẽ, liên kết và mạch lạc hơn.
Sau khi hoàn thành nội dung luận văn, bạn hãy kiểm tra lại để chắc chắn không bỏ sót ý tưởng và không mắc phải các lỗi về ngữ pháp hay chính tả nhé.
Trên đây là những kiến thức tổng quát về phân tích báo cáo tài chính là gì cũng như cách thực hiện một luận văn phân tích báo cáo tài chính.
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm những vấn đề liên quan đến phân tích báo cáo tài chính là gì, hoặc cần tham khảo những bản phân tích mẫu, vui lòng liên hệ với Luận Văn 1080 qua email: luanvan1080@gmail.com hoặc Hotline: 096.999.1080 để được chuyên gia tư vấn nhé.