Giáo dục quyền con người, quyền công dân là sự tác động của nhân tố chủ quan được định hướng trong toàn bộ hoạt động của các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức đoàn thể quần chúng; các tổ chức của Liên Hợp Quốc, tổ chức chính phủ.
Giáo dục quyền con người, quyền công dân đang là vấn đề đang được các tổ chức, các quốc gia trên thế giới quan tâm. Đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề một cách đầy đủ, có hệ thống. Có thể nói, luận văn này thể hiện tương đối về giáo dục quyền con người, quyền công dân hiện nay. Cùng Luận văn 1080 tìm hiểu cụ thể hơn về cơ sở lý luận về quyền con ngườingay bên dưới.
1. Khái niệm giáo dục quyền con người và quyền công dân
Khái niệm giáo dục quyền con người và quyền công dân
1.1. Khái niệm về quyền con người
Quyền con người là những quyền của con người không ai có thể tước bỏ được như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Đây là quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm từ khi con người được sinh ra, được pháp luật bảo vệ.
Quyền con người được quy định trong rất nhiều văn bản quốc tế và trở thành hệ thống quy chuẩn pháp lý toàn cầu yêu cầu các quốc gia trong đó có Việt Nam tôn trọng và thực hiện.
1.2. Khái niệm quyền công dân
Quyền công dân là các quyền con người được mỗi quốc gia thừa nhận và được thể chế hóa thành pháp luật làm cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận về quyền con người để điều chỉnh công dân ở quốc gia mình. Mỗi đặc điểm của quyền công dân gắn với từng hệ thống nhà nước và pháp luật nhất định, mang tính chất và đặc thù của hệ thống đó.
Quyền công dân là những hành vi mà công dân được thực hiện theo ý chí, nguyện vọng, nhận thức, nhu cầu và lợi ích của công dân đó. Nói cách khác, đó chính là những việc mà công dân có thể làm bằng khả năng của mình mà pháp luật không cấm.
Quyền công dân được thể hiện trong Hiến pháp, cơ sở pháp lý về quyền con người ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, dân sự. Đây là cơ sở thực hiện các quyền cụ thể khác và xác định vị trí pháp lý của công dân.
2. Quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân
Ta cần phải xem xét 2 khái niệm cơ sở lý luận về quyền con người và quyền công dân một cách đầy đủ khi nghiên cứu về nhân quyền. Hai khái niệm cơ bản này có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng cũng có sự độc lập và cần được phân biệt rõ.
Khái niệm con người rộng hơn so với khái niệm quyền công dân. Nó không chỉ thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước mà còn thể hiện mối quan hệ giữa con người với nhau.
Trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, quyền con người gồm những quyền tự nhiên từ khi họ sinh ra và tồn tại. Trong quan hệ giữa con người với nhau, cơ sở lý luận về quyền con người bao gồm những lợi ích, nhu cầu của con người được pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo vệ.
Phạm vi tồn tại không chỉ ở trong mối quan hệ với một nhóm, một quốc gia,... mà còn là của cả nhân loại. Nó thể hiện sự bình đẳng ở những người chung quốc tịch mà còn ở tất cả mọi người trong cộng đồng.
Mặc dù hay khái niệm không đồng nhất về chủ thể là nội dung nhưng trong mối quan hệ này thì khái niệm quyền con người rộng hơn quyền công dân. Quyền con người không thể thay thế quyền công dân mà còn không chứa đựng hết quyền con người.
3. Quan niệm khác nhau về giáo dục quyền con người và quyền công dân
Quan niệm khác nhau về giáo dục quyền con người và quyền công dân
Có tất nhiều quan niệm khác nhau về giáo dục quyền con người, quyền công dân:
Quan niệm của giai cấp tư sản:
Vấn đề giáo dục cơ sở lý luận về quyền con người, quyền công dân được các nước phương Tây thực hiện cho mọi đối tượngtrong quốc gia và quốc tế.
Mục đích của ưu tiên giáo dục các quyền tự nhiên ở các nước phương Tây:
Thứ nhất, quan điểm này được hình thành nhằm cho người dân trong nước nhận thức mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau.
Thứ hai, việc quyền tự do của cá nhân được nâng cao tuyệt đối sẽ dẫn đến việc triệt tiêu quyền lợi của tập thể và dẫn đến hệ quả mà giai cấp tư sản mong muốn là ý thức đấu tranh đòi quyền lợi.
Quan niệm của Liên Hợp Quốc:
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền được xem là một văn kiện vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Nó tạo ra sức mạnh pháp lý trong các mối quan hệ chính trị, đạo đức,... và những giá trị đó ngày càng được nâng cao.
Mục đích của giáo dục quyền con người, quyền công dân của Liên Hợp Quốc là xây dựng cho toàn cầu nền văn hóa nhân quyền và cho phép mọi người đều được hưởng các quyền đó.
Trong cơ sở lý luận về quyền con người, những vấn đề thể hiện quan điểm của Liên Hợp Quốc về quyền con người - quyền công dân:
Xây dựng nền nhân quyền toàn cầu và cho phép mọi người đều được hưởng các quyền đó.
Nội dung bao gồm toàn bộ các quyền con người được liệt kê trong các tuyên ngôn, các công ước quốc tế.
Đối tượng giáo dục là toàn để con người, không phân biệt giới tính, độ tuổi, tôn giáo, … đều được quyền được giáo dục như nhau về quyền con người, quyền công dân.
4. Đặc thù và mục đích của giáo dục quyền con người và quyền công dân
Ngày nay ở nước ta, vấn đề về cơ sở lý luận về quyền con người - quyền công dân vẫn còn mới mẻ. Để xác định đúng đối tượng của giáo dục quyền con người, quyền công dân, ta cần phải xuất phát từ vấn đề của giáo dục. Có thể hiểu giáo dục là sự tác động từ những điều kiện tồn tại xung quanh đối tượng được giáo dục như văn hóa xã hội, phong tục tập quán, môi trường sống,...
Như vậy, cơ sở lý luận về quyền con người, quyền công dân được xác định qua các yếu tố sau:
Sự hình thành ý thức cá nhân là kết quả từ quá trình tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng. Trong quá trình tác động, nhân tố của các điều kiện khách quan đóng vai trò là nhân tố thụ động, còn nhân tố chủ động là những nhân tố mang tính tích cực chủ động, tự giác.
Hoạt động giáo dục cơ sở lý luận về quyền con người, quyền công dân là sự tác động chủ quan của nhiều chủ thể tạo thành hệ thống có tổ chức, có chủ định.
Nét đặc thù của giáo dục quyền con người - quyền công dân khác với các quyền giáo dục khác ở những điểm sau:
Đầu tiên là nó phải nhằm mục đích giáo dục riêng. Hoạt động này nhằm tạo ra tri thức tình cảm và thói quen xử sự phù hợp với yêu cầu của dân tộc, của nhân loại.
Chứa đựng nội dung giáo dục riêng. Đây là sự tác động với nội dung cơ bản là sự truyền bá tri thức của nhân loại, của dân tộc,...
Mục đích của giáo dục quyền con người và quyền công dân:
Cung cấp cho người dân đầy đủ, đúng đắn về cơ sở lý luận về quyền con người, quyền công dân và xu hướng phát triển trong tương lai của nhân loại về vấn đề này.
Tạo lòng tin, tình cảm của người dân đối với các quy định của quốc gia, quốc tế về quyền con người - quyền công dân.
Tạo cho người dân thói quen về cách ứng xử theo yêu cầu, nội dung của quyền con người, quyền công dân.
Bên cạnh các lý thuyết về cơ sở lý luận về quyền con người, luật kinh tế cũng là một trong những lĩnh vực được quan tâm. Tham khảo ngay những bài luận văn thạc sĩ luật kinh tếhay được Luận văn 1080 tuyển chọn.
5. Chủ thể, khách thể của giáo dục quyền con người và quyền công dân
5.1. Khách thể của giáo dục quyền con người và quyền công dân
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tính khách thể của giáo dục. Có quan niệm cho rằng khách thể là đối tượng chịu sự chi phối của các hoạt động trong quan hệ đối lập với chủ thể.
Khách thể có thể là ý thức pháp luật, những thói quen, hành vi của công dân, nhóm cộng đồng và toàn xã hội thể hiện trình độ của nền văn hóa pháp lý.
Khách thể của giáo dục cơ sở lý luận về quyền con người, quyền công dân là những hành vi, tình cảm, nhận thức được hình thành thông qua những hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân.
Sự tác động của hoạt động giáo dục cơ sở lý luận về quyền con người, quyền công dân là sự tác động có định hướng, có kế hoạch lên đối tượng được giáo dục chứ không thể là sự tác động lên khách thể là cái được hình thành từ hoạt động đó.
5.2. Chủ thể của giáo dục quyền con người và quyền công dân
Chủ thể của giáo dục cơ sở lý luận về quyền con người, quyền công dân có thể là những cá nhân, những cơ quan, tổ chức giáo dục quyền con người, quyền công dân trên cơ sở nhiệm vụ được giao hoặc mang tính tự nguyện, trách nhiệm xã hội đã và đang tham gia vào các hoạt động thực hiện việc giáo dục quyền con người, quyền công dân.
Xác định chủ thể của giáo dục cơ sở lý luận về quyền con người, quyền công dân có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động giáo dục. Dựa trên sự tác động qua lại và mối quan hệ giữa chủ thể, đối tượng giáo dục trong hoạt động này chủ yếu là các hoạt động có mục đích, có kế hoạch của người giáo dục tác động lên người được giáo dục cho phép người giáo dục.
5.3. Đối tượng của giáo dục quyền con người và quyền công dân
Vấn đề cơ bản của lý luận giáo dục quyền con người, quyền công dân đó là đối tượng của giáo dục. Đối tượng của giáo dục quyền con người, quyền công dân bao gồm các cá nhân đang tồn tại trong nhân loại.
Trong mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc cụ thể, đối tượng của giáo dục quyền con người, quyền công dân là những công dân, cộng đồng xã hội tiếp nhận các hoạt động giáo dục vừa mang tính quốc tế, vừa mang tính quốc gia mà khách thể của giáo dục chính là hành vi của họ.
Đối tượng giáo dục cơ sở lý luận về quyền con người, quyền công dân ở nước ta mang cả những đặc điểm chung và riêng so với cộng đồng nhân loại.
Đối tượng giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam rất đa dạng và có thể dựa trên các yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, môi trường sống, truyền thống văn hóa,... để phân loại thành nhiều nhóm khác nhau trong cơ sở lý luận về quyền con người.
Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, cần phải phân loại đối tượng giáo dục để phục vụ cho hoạt động giáo dục tốt hơn. Nên tập trung vào các nhóm sau đây:
Nhóm thứ nhất: Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức ở các cơ quan, tổ chức của Đảng, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Nhóm thứ hai: Các thành viên của tổ chức đoàn, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong cơ sở lý luận về quyền con người.
Nhóm thứ ba: Bao gồm học sinh, sinh viên ở các trường giáo dục quốc dân.
Nhóm thứ tư: Những người lao động ở các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.
Nhóm thứ năm: Người đã về hưu, người quá tuổi lao động trong cơ sở lý luận về quyền con người.
Nhóm thứ sáu: Những người cần được nhà nước quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Nhóm thứ bảy: Người công tác trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt trong công tác giáo dục quyền con người, quyền công dân.
Một trong những yếu tố quan trọng khi làm đề tài là xây dựng đề cương đầy đủ, hợp lý. Tham khảo ngay bí quyết làm đề cương luận văn thạc sĩ luật kinh tế hay để có bài làm hoàn hảo cho mình.
6. Nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục quyền con người và quyền công dân
6.1. Nội dung giáo dục quyền con người và quyền công dân
Yếu tố hàng đầu của quá trình giáo dục cơ sở lý luận về quyền con người, quyền công dân đó là xác định nội dung giáo dục quyền con người và quyền công dân. Nội dung giáo dục cần dựa trên cơ sở nghiên cứu từng đối tượng cụ thể về đặc điểm, nhu cầu.
Phạm vi của dạng giáo dục này rất rộng, có nhiều phạm vị có tính đặc thù, không đồng nhất và không lẫn vào các nội dung giáo dục khác.
Nội dung giáo dục quyền con người và quyền công dân bao gồm những vấn đề sau:
Các thông tin về cơ sở lý luận về quyền con người, quyền công dân trong đó có những tuyên ngôn, công ước quốc tế, …
Các quan điểm trên thế giới hiện nay về vấn đề quyền con người, quyền công dân.
Các thông tin về nội dung, hình thức, phương pháp, kinh nghiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục cơ sở lý luận về quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam và các nước trên thế giới.
Các thông tin về sự tác động của việc giáo dục quyền con người, quyền công dân của các nước khác, của Liên Hợp Quốc và của các tổ chức quốc tế tới công dân Việt Nam.
Các thông tin về sự đánh giá của Liên Hợp Quốc và của các quốc gia khác về việc thực hiện quyền công dân cũng như đưa ra cơ sở lý luận về quyền con người tại Việt Nam.
6.2. Hình thức giáo dục quyền con người và quyền công dân
Hình thức giáo dục là cách thức tổ chức hoạt động giữa người giáo dục và người người được giáo dục nhằm đạt được mục đích và nội dung giáo dục.
Có nhiều hình thức giáo dục quyền con người, quyền công dân được thực hiện trong thực tiễn. Dựa vào mục tiêu, nội dung, chủ thể, đối tượng giáo dục quyền con người, quyền công dân, có thể chia thành hai loại sau:
Hình thức giáo dục mang tính phổ biến, truyền thống như các cuộc họp, hội thảo, câu lạc bộ, hội nghị cơ sở lý luận về quyền con người, quyền công dân hoặc các hoạt động tuyên truyền người dân, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng tác nghệ thuật về đề tài quyền con người, quyền công dân.
Hình thức giáo dục mang tính đặc thù như hoạt động định hướng giáo dục quyền công dân, cơ sở lý luận về quyền con người. Các hoạt động hoạch định đường lối, chính sách, hoạt động tư pháp, lập pháp, hành pháp của cơ quan nhà nước.
6.3. Phương pháp giáo dục quyền con người và quyền công dân
Phương pháp giáo dục bao giờ cũng xuất phát từ một mục đích nhất định và nội dung truyền tải nhất định. Phương pháp giáo dục này có mối quan hệ chặt chẽ với các nhân tố khác của quá trình giáo dục mà trên hết là hình thức giáo dục.
Phương pháp và hình thức giáo dục quyền công dân, quyền con người là hai khái niệm độc lập nhưng chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi hình thức giáo dục nhất định gắn với phương pháp, đặc thù của hình thức đó.
Ngược lại, phương pháp giáo dục tác động vào hình thức làm cho hình thức ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Do đó, chúng ta cần phải áp dụng những phương pháp giáo dục với từng đối tượng cụ thể dựa trên tính chất đặc thù của nó.
Đồng thời, chúng ta cần phải học hỏi, áp dụng những phương pháp giáo dục mới để đạt tính hiệu quả cao hơn, đó là một trong những yếu tố thiết yếu trong cơ sở lý luận về quyền con người.
7. Vai trò của giáo dục quyền con người và quyền công dân
Hiện nay, Nhà nước pháp quyền Việt Nam đang trên con đường xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đây là yêu cầu tất yếu và khách quan nhằm duy trì bản chất của Nhà nước ta để nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành của Nhà nước, giúp Nhà nước giữ vững và nâng cao hiệu lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước hiện nay.
Pháp quyền là tư tưởng thể hiện quyền lực thống trị của pháp luật trong xã hội có nhà nước nhằm duy trì trật tự xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội. Từ đó có thể hiểu nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống của nhà nước và xã hội, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ mà pháp luật được nhà nước đặt ra và bảo vệ.
Ở nhà nước pháp quyền, nhà nước và cá nhân bắt buộc phải tuân thủ pháp luật. Nhà nước pháp quyền cần phải có một cơ chế chặt chẽ để kiểm tra tính hợp pháp và hợp hiến của pháp luật, các hành vi của bộ máy chính quyền nhà nước.
Từ quan điểm trên và trong cơ sở lý luận về quyền con người, Nhà nước pháp quyền có mối liên hệ với những vấn đề quan trọng sau:
Xác định trách nhiệm giữa công dân và Nhà nước.
Bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân.
Xây dựng và hoàn thiện chặt chẽ bộ máy nhà nước.
Tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước có tính ổn định cao.
Vấn đề bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân được coi là yêu cầu trọng tâm của nội dung về Nhà nước pháp quyền. Điều đó có nghĩa là trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, cần phải tăng cường công tác giáo dục quyền con người, quyền công dân.
Cùng với giáo dục pháp luật và các hình thức giáo dục khác, vấn đề giáo dục quyền con người và quyền công dân góp phần đảm bảo cho Nhà nước pháp quyền do dân, của dân, vì dân được hình thành trong thực tiễn. Nếu như thực hiện tốt việc giáo dục quyền con người và quyền công dân thì quá trình xây dựng nhà nước sẽ được rút ngắn và đi đúng hướng hơn:
Cơ sở lý luận về quyền con người giúp con người nâng cao dân trí hơn về nhận thức đối với nó.
Giáo dục quyền con người, quyền công dân góp phần xây dựng thái độ tôn trọng giá trị của quyền con người và quyền công dân.
Giáo dục quyền con người, quyền công dân giúp mỗi người trong xã hội có thể tự vệ, đấu tranh bảo vệ quyền con người, quyền công dân của người khác khi bị xâm hại.
Trên đây là những tài liệu và kiến thức mà Luận văn 1080 tổng hợp đươc về Cơ sơ lý luận Giáo dục quyền con người, quyền công dân. Nếu bạn đang gặp khó khăn hay vướng mắc về viết luận văn, khóa luận hay bạn không có thời gian để làm luận văn vì phải vừa học vừa làm? Kỹ năng viết cũng như trình bày quá lủng củng?… Vì vậy bạn rất cần sự trợ giúp của dịch vụ làm thuê luận văn. Hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn luận văn 1080 – 096.999.1080 nhận viết luận văn theo yêu cầu, đảm bảo chuẩn giá, chuẩn thời gian và chuẩn chất lượng, giúp bạn đạt được điểm cao với thời gian tối ưu nhất mà vẫn làm được những việc quan trọng của bạn.
8. Danh mục tài liệu tham khảo
Nguyễn Trọng An (2001), Báo cáo tham luận của ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam tại hội thảo "Thành tựu về quyền con người của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới".
Nguyễn Thị Bình (2000), "Chúng ta luôn phấn đấu vì quyền con người", Thông tin quyền con người, (1).
Barbara B.Bird (1995), "Nhiều điều tôi không thích ở nước tôi dường như là những cái thái quá của chính những điều tôi ưa chuộng", trong sách Hồ sơ văn hóa Mỹ, Nxb Thế giới, Hà Nội.
Báo cáo tháng 2 năm 2001 của Trung tâm nghiên cứu quyền con người về thành tích về công tác giáo dục, tuyên truyền và phổ biến luật năm 2000.
Báo cáo năm 2001 của ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam - UNICEF về kết quả hoạt động dự án trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt năm 2000 và1996 - 2000.
Bộ báo cáo đánh giá các dự án - Tập số 5 năm 1998 của Radda Barhen Việt Nam về đánh giá dự án Diễn đàn trẻ em của Tạp chí "Thiếu niên tiền phong" năm 1996 - 1997.
Báo cáo tháng 9/1997 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về hoạt động giáo dục quyền trẻ em năm 1997 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Báo cáo ngày 26/8/1997 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về tổng kết các hoạt động về tuần lễ quyền trẻ em (15 - 22/7/1997) và các hoạt động tiếp theo.
Báo cáo ngày 24/8/1998 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về tổng kết về hoạt động giáo dục quyền trẻ em năm 1998.
Báo cáo số 947/GDĐT ngày 28/8/1999 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về tổng kết dự án "tháng giáo dục quyền trẻ em" năm 1999.
Báo cáo nhanh của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về hoạt động dự án "Tháng giáo dục quyền trẻ em" bổ sung năm 1999.
Báo cáo ngày 12/10/2000 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về tổng kết hoạt động dự án "Tháng giáo dục quyền trẻ em" dành cho trẻ em theo học các lớp linh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh năm học 1999 - 2000,
Báo cáo ngày 23/3/2001 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về tổng kết hoạt động dự án "Giáo dục quyền trẻ em trong trường tiểu học" tại thành phố Hồ Chí Minh năm học 2000 -2001.
Báo cáo số 141/TH ngày 7/1/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổng kết "tuần lễ giáo dục quyền và bổn phận trẻ em" (từ ngày 8 đến 13/9/1997).
Báo cáo ngày 15/12/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tóm tắt kết quả hoạt động về "Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em" 1999.
Báo cáo số 11797/TH ngày 15/12/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả hoạt động giao lưu về "quyền và bổn phận trẻ em" - 1999 của 7 tỉnh, thành phố.
Báo cáo số 425/TH ngày 18/1/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả hoạt động của "Tháng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em".
Báo cáo tháng 12/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổng kết "Tháng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em năm học 1998 - 1999.
Báo cáo tháng 5/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổng kết "Tháng giáo dục quyền và bổn phận trẻ em" năm học 1999 - 2000.
Báo cáo quốc gia lần thứ 2 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Về tình hình thực hiện công ước Liên Hợp Quốc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
Báo cáo quốc gia lần thứ 3 và 4 của CHXHCN Việt Nam (2000), Về tình hình thực hiện công ước Liên Hợp Quốc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Hà Nội.
Báo cáo tháng 9/1992 của ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam về hai năm thực hiện công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, 1992.
Bộ báo cáo đánh giá các dự án số 7 năm 1998 của Radda Barnen Việt Nam về đánh giá chương trình phát thanh về quyền trẻ em do Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện (1996 - 1998).
Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Chỉ tiêu trẻ em Việt Nam năm 1998, (1999), Trung tâm Thông tin tư liệu, UBBV và CSTE Việt Nam, Hà Nội.
Chỉ tiêu trẻ em Việt Nam năm 1999, (2000), Trung tâm Thông tin tư liệu - UBBV và CSTE Việt Nam, Hà Nội.
Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, (2/2001), UBBV và CSTE Việt Nam, Hà Nội.
Children Rights training package, (1999), UNICEF, Hà Nội.
Các văn kiện quốc tế và quốc gia về quyền con người (1995), Trung tâm nghiên cứu quyền con người, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Dự thảo chương trình hành động quốc gia về trẻ em năm 1991 - 2000, UBBV và CSTE Việt Nam.
Nguyễn Bá Diến (1993), Về quyền con người - trong tập chuyên khảo "quyền con người, quyền công dân", Tập 1, Trung tâm nghiên cứu quyền con người - Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr. 30 - 56.
Trần Ngọc Đường (1999), Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, tập 1, 2, 3, Nxb CTQG, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 BCHTW khóa VIII, Nxb CTQG.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
Vũ Công Giao (2001), Cơ chế của Liên Hợp Quốc về nhân quyền, Luận án thạc sĩ Luật học.
Giáo án cho các bài giảng về công tác với trẻ em làm trái pháp luật, (1999), UBBV và CSTE Việt Nam Radda Barnen, Hà Nội.
Hoàng Văn Hảo - Chu HồngThanh (10/1995), Các điều kiện bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong công cuộc đổi mới đất nước, đề tài KX 07-16, Hà Nội.
Hoàng Văn Hảo, (19980 Chính sách cơ bản của Đảng - Nhà nước Việt Nam về quyền con người, quyền công dân.trong tập bài giảng lý luận về quyền con người, TTNCQCN,HVCTQGHCM,Hà nội.
Hoàng Văn Hảo - Chu Hồng Thanh (1997), Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị, Nxb CTQG, Hà Nội.
HoàngVăn Hảo - Chu Hồng Thanh (1996), Một số vấn đề về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Nxb Lao động, Hà Nội.
Đỗ Ngọc Hà (1996), Gia đình và khả năng tái hòa nhập của trẻ em lang thang kiếm sống, Viện NCTN (YRI), Radda Barnen, Hà Nội.
Đặng Ngọc Hoàng (2000), Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội.
Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và 1992, (1995), Nxb CTQG, Hà Nội.
Hoạt động của Radda Barnen vì trẻ em làm trái pháp luật, chưa thành niên phạm pháp, Radda Barnen, Hà Nội, 1999.
Hợp tác Việt Nam - UNICEF về truyền thông, tuyên truyền quyền trẻ em, Báo Nhân dân số 16885, ngày 9/10/2001.
Phạm Khiêm ích -Hoàng Văn Hảo (1995), Quyền con người trong thế giới hiện đại, đề tài KX 07-16, Viện TTKHXH, TTNCQCN, Hà Nội.
Kỷ yếu Hội nghị tổng kết kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam 1997 - 2000 (2000), Xây dựng chiến lược 10 năm và KHHĐ 5 năm - ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Hà Nội.
Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000, UBQH vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.
Kofi Annan (4/1999), Thông điệp của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nhân ngày nhân quyền, trong quyền trẻ em tạo lập một nền văn hóa nhân quyền, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr. 1.
Hồ Chí Minh (1970), "Di chúc", Trong sách Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (1970), "Nói chuyện với các cháu thiếu nhi Việt Nam đêm trung thu thứ nhất nước Việt Nam DCCH", Trong sách Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
"Hồ Chí Minh (1970) nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam", Trong sách Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
HOFMANNR (1995), Bảo vệ quyền con người và Hiến pháp CHLB Đức trong quyền con người trong thế giới hiện đại đề tài KX 07 - 16, Viện TTKHXH - TTNCQCN, Hà Nội.
Đỗ Mười (1992), Sửa đổi Hiến pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.
C.Mác - Ph.Ăngghen (1998), Về quyền con người, Nxb CTQG, Hà Nội.
C.Mác - Ph.Ăngghen (1976), "Chỉ thị về một số vấn đề gửi BCH Trung ương lâm thời", trong sách C.Mác - Ph.Ăngghen - Lênin - Xtalin bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
C.Mác - Ph.Ăngghen (1976), "Phê phán cương lĩnh Gota", Trong sách C.Mác - Ph.Ăngghen - Lênin - Xtalin bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
C.Mác - Ph.Ăngghen (1976), "Điếu văn trước mộ Mác", Trong sách C.Mác - Ph.Ăngghen - Lênin -Xtalin bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
C.Mác - Ph.Ăngghen (1976), "Chống Đuy-rinh", trong sách C.Mác - Ph.Ăngghen - Lênin - Xtalin bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
C.Mác - Ph.Ăngghen (1976), "Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư bản và của Nhà nước", Trong sách C.Mác - Ph.Ăngghen - Lênin - Xtalin bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
C.Mác - Ph.Ăngghen (1986), Toàn tập, tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Nguyễn Văn Mạnh (1995), Xây dựng và hoàn thiện đảm bảo pháp lý thực hiện quyền con người trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
Mary Robinsơn, Thông điệp các đại diện cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền nhân ngày nhân quyền 1997, trong quyền trẻ em tạo lập một nền văn hóa nhân quyền, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, tr. 3.
Dương Thị Thanh Mai (1996), Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
Jacques Mourgon (1995), Quyền con người, Nxb Đại học Pháp, Hà Nội.
Lênin (1976), "Bàn về sự lẫn lộn chính trị", Trong sách C.Mác - Ph.Ăngghen - Lênin - Xtalin bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Lênin (1976), "Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên", Trong sách C.Mác - Ph.Ăngghen - Xtalin bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Lênin (1976), "Diễn văn tại Hội nghị các ban giáo dục chính trị toàn Nga" Trong sách C.Mác - Ph.Ăngghen - Lênin - Xtalin, Bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Lênin V.I. (1977), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
Lê Hữu Nghĩa, Bảo vệ chế độ ta, Thông Nam, Viện NCKHGD 3/11/2000. và phát triển quyền con người bản chất của tin quyền và bổn phận của trẻ em ở Việt - UBBV và CSTE Việt Nam, Radd Barnen từ 9/10 -
Lượng giá chương trình thử nghiệm về giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục, UBBV&CSTE, Radda Barnen từ 9/10 - 3/11/2000.
Hữu Ngọc (1995), Hồ sơ văn hóa Mỹ, Nxb Thế giới, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Lệ (1995), Một số vấn đề về nhà nước pháp quyền, Luận án chuẩn hóa trình độ thạc sĩ, Hà Nội.
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, (1998), Nxb CTQG, Hà Nội.
A.R.Lanier (1995), "Hành vi Mỹ", Trong sách Hồ sơ văn hóa Mỹ, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr. 152.
Lê Khả Phiêu (2000), "Bảo vệ và phát triển quyền con người lý tưởng phấn đấu của người cộng sản", Thông tin quyền con người, (1). Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
Phân tích đánh giá chính sách, pháp luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, (2/2000), Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - UNICEF, Nxb Lao động.
Quyền trẻ em, (6/2000), Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Quyền con người và sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, (1991), Học viện Nguyễn ái Quốc.
Quyền con người, (1995), Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, Hà Nội.
Fean -Facques - Roussrau (1992), Bàn về khế ước xã hội, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
Nalin Swaris (2000), Đạo luật nhân quyền và sự tái sinh xã hội, Nxb Asian.
Chu Hồng Thanh (1997), Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người, Nxb CTQG, Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thanh (2001), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đến năm 2010 - UBBV và CSTE Việt Nam, Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước, Hà Nội.
Đinh Xuân Thảo (1996), Giáo dục pháp luật trong các Trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
Tổng luận đề tài Khoa học cấp bộ (1997), Các cơ sở pháp lý của quyền con người, TTKHXH và NVQG, Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.
Tài liệu tham khảo nội bộ (1998), Tập bài giảng lý luận về quyền con người, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Tài liệu phục vụ tọa đàm (2000), Một số bài viết về quyền con người của các tác giả Việt Nam, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Tập chuyên khảo (1990), CNXH và quyền con người, Đề tài khoa học "Nhân quyền", Học viện Nguyễn ái Quốc, Hà Nội.
"Tuyên ngôn độc lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1776" (2000), Văn kiện quốc tế về quyền con người, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
"Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1789" (2000), Văn kiện quốc tế về quyền con người, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Tài liệu huấn luyện công ước về quyền trẻ em, (1999), Nxb CTQG, Hà Nội.
Tham luận hội thảo (2000), Hiến pháp, pháp luật và quyền con người, Kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, (8/1998), UBBV và CSTE Việt Nam, Nha Trang.
Trẻ em lang thang, (1997), Nxb CTQG, Hà Nội.
Trẻ em "Trong bóng tối", (1999), Nxb CTQG, Hà Nội.
Tạp chí phụ nữ và tiến bộ, số 1 (22)/2000.
Tập tham luận Hội thảo (2000), Quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em trong quan hệ hôn nhân, gia đình, TTNCQCN/Học viện CTQG Hồ Chí Minh, UNICEF, Hà Nội.
Tuyên bố viên và chương trình hành động (1998), Trong các Văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đinh Ngọc Vượng (1992), Thuyết tam quyền phân lập và bộ máy Nhà nước tư sản hiện đại, Viện TTKHXH, Hà Nội.
Đại từ điển tiếng Việt (1999), Viện ngôn ngữ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.
Văn kiện quốc tế về quyền con người, (2000), TTNCQCN VTTKH Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Va-lê-ri - Sa-lit-de (1990), Sự ưu tiên của những quyền xã hội kinh tế quan điểm của phương Đông và phương Tây trong tập chuyên khảo CNXH và quyền con người, Đề tài Khoa học "Nhân quyền", Học viện Nguyễn ái Quốc, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
United Nation (1994), Human Rights question and answers New York and Geneva.
Human Rights Education in Asian schools (2001), Asia - Pacific Information center - March.
Citizenship education and human rights education (2000), Key concepts and debates 1 - The British council .
Citizenship education and human rights education (2001), Developments and resources in the UK2 - The British council .
Citizenship education and human rights education (2000), An International overview3. The British council .
Office of the United Nation High commissioner for human rights - United nations Decade for human Rights Education 1995 - 2004. General Assembly - United nations Decade for human rights Education 1995 - 2004 - Note by the secretary - General - General 7 September 2000.
Nguyễn Tuyết Anh
Tôi là Nguyễn Tuyết Anh - Job title: Trưởng phòng nội dung - Company: Luanvan1080 Group. Kể từ khi còn bé tôi đã rất yêu thích sách vở, nên khi lớn lên tôi quyết định tâm làm nên những nội dung thật hay thật ý nghĩa. Luận văn 1080 có thâm niên hoạt động hơn 10 năm với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng tinh thần làm việc trách nhiệm. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ Website: luanvan1080.com/ - Hotline: 096.999.1080
Bạn hãy tham khảo website https://luanvan1080.com/ để rõ hơn công việc của tôi nhé !
Bình luận đánh giá
HHoàng Đức Chinh
Em đang làm đề tài " Giáo dục quyền con người, quyền công dân". Ah/chị có tài liệu nào tương tự k cho e xin mẫu tham khảo với ạ.