Nguyên Nhân Dẫn Đến Tranh Chấp Đất Đai Mới Nhất

Nguyễn Tuyết Anh 18/08/2022 Kiến thức Luật
Nguyên Nhân Dẫn Đến Tranh Chấp Đất Đai Mới Nhất
4/5 (6 đánh giá) 4 bình luận

Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên quý giá, có giá trị, chính vì vậy mà ngày càng nhiều vụ việc tranh chấp đất đai thường xuyên gia tăng và thực trạng vô cùng phức tạp. Vậy nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai là gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết dưới đây!

Tham khảo thêm các bài viết khác cùng chủ đề:

+ Kho 189 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Luật Chọn Lọc

+ Kho 77 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Luật Kinh Tế Hay Nhất

1. Tranh chấp đất đai: Khái niệm và phân loại

1.1. Khái niệm

Khái niệm tranh chấp đất đai
Khái niệm tranh chấp đất đai
  • Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
  • Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay bởi tranh chấp này xâm phạm trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.

1.2. Phân loại hình thức tranh chấp

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất đai
  • Tranh chấp về tài sản có liên quan đến quyền sử dụng đất.
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh)

 

2. 2 Nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp đất đai

2.1. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan dẫn đến tranh chấp đất đai
Nguyên nhân khách quan dẫn đến tranh chấp đất đai

2.1.1. Do nguồn gốc sâu xa lịch sử để lại

  • Ở miền Bắc, sau Cách mạng tháng 8 và sau năm 1953, Đảng và Chính phủ đã tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của thực dân, phong kiến, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho người nông dân.
  • Năm 1960, thông qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp, ruộng đất của người nông dân được đưa vào làm tư liệu sản xuất chung trở thành sở hữu tập thể, do đó tình hình sử dụng đất đai tương đối ổn định.
  • Ở  miền Nam, sau hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tình hình sử dụng đất đai có nhiều diễn biến phức tạp hơn.

2.1.2. Do sự chuyển mình của nền kinh tế nước nhà

  • Khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự thay đổi cơ chế quản lý làm cho đất đai thì đất đai ngày càng trở nên có giá trị.
  • Dưới góc độ kinh tế, đất đai được coi như một loại hàng hóa trao đổi trên thị trường theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị. Đây là quy luật tự nhiên, nhưng đối với đất lại không được thừa nhận một cách dễ dàng ở nước ta trong một thời gian khá dài.

2.1.3. Chính sách điều tiết phía Nhà nước chưa hiệu quả

  • Từ khi nhà, đất trở nên có giá trị cao đã tác động đến tâm lý của nhiều người dẫn đến tình trạng tranh chấp, đòi lại nhà, đất mà trước đó đã bán, cho thuê, cho mượn, đã bị tịch thu hoặc giao cho người khác sử dụng hoặc khi thực hiện một số chính sách về đất đai ở các giai đoạn trước đây mà không có các văn bản xác định việc sử dụng đất ổn định của họ.
  • Luật Đất đai năm 93 và 03 đã quy định, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất Nhà nước đã quản lý và giao cho người khác sử dụng nhưng nhiều trường hợp vẫn tranh chấp, khiếu nại đòi lại đất cũ.

2.1.4. Pháp luật chưa được phổ cập rộng rãi

  • Sự bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền pháp luật về vấn đề giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của nhiều địa phương làm việc chưa tốt, không quan tâm, hướng dẫn người dân thực hiện đúng trình tự nộp đơn khiếu nại, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm khi phát sinh khiếu kiện. 
  • Một số trường hợp đã đưa ra kết luận, phương án giải quyết nhưng thiếu khả thi và công bằng, dẫn đến xảy ra nhiều mâu thuẫn phức tạp hơn.

 

2.2. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tranh chấp đất đai
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tranh chấp đất đai

2.2.1. Về cơ chế quản lý đất đai

  • Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn bị buông lỏng, nhiều sơ hở, có khi phạm sai lầm, giải quyết tùy tiện, sai pháp luật.
  • Trong cơ chế quản lý tập trung, kế hoạch hóa cao độ, Nhà nước phân công, phân cấp cho quá nhiều ngành, dẫn đến việc quản lý đất đai thiếu chặt chẽ, nhiều sơ hở.
  • Có thời kỳ mỗi loại đất do một ngành quản lý dẫn đến việc tranh chấp về đất thuộc quyền quản lý của nhiều ngành khác nhau. 
  • Trong cơ chế thị trường, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, có sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý đất đai khá rõ.

2.2.2. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật của các bộ phận 

  • Sự thiếu hiểu biết của người dân: Những địa phương còn tồn tại nhiều tập quán, luật tục về đất đai từ xưa. Người dân không căn cứ vào pháp luật để giải quyết mâu thuẫn đất đai mà chỉ dựa vào lợi ích cá nhân hay tập quán để giải quyết, dẫn đến tranh chấp.

2.2.3. Những bất cập trong chính sách, pháp luật

  • Chính sách đất đai và các chính sách khác có liên quan đến đất đai chưa đồng bộ, có mặt không rõ ràng và đang còn biến động.
  • Thực tế áp dụng các chính sách đất đai còn tùy tiện dẫn đến tình trạng: Người có khả năng sản xuất nông nghiệp thì thiếu ruộng đất, ngược lại, người có ruộng lại không có khả năng hoặc nhu cầu sản xuất, để đất đai hoang hóa hoặc sử dụng đất kém hiệu quả.
  • Tình trạng người nông dân phải ra các đô thị bán sức lao động, gây mất ổn định cơ cấu lao động sản xuất cũng có nguyên nhân từ việc thiếu đất để sản xuất.
  • Thực tiễn đã chứng minh những sai lầm trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp như nóng vội, gò ép, đưa quy mô hợp tác xã (HTX) nhỏ lên quy mô HTX lớn không phù hợp với trình độ năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở đã dẫn đến hậu quả là đất đai sử dụng bừa bãi, lãng phí và kém hiệu quả.

2.2.4. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp trong việc giải quyết khiếu nại còn yếu kém

  • Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp đất đai ở nhiều nơi, nhiều lúc còn hữu khuynh, mất cảnh giác. Chẳng những hồ sơ đất đai không đầy đủ, mà việc đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu ở nông thôn cũng chưa chặt chẽ, kẻ xấu có điều kiện để hoạt động dễ dàng.
  • Khi phát hiện những kẻ cầm đầu, tổ chức gây rối, kích động vi phạm pháp luật thì lúng túng trong xử lý, nương nhẹ trong thi hành pháp luật, không tổ chức được lực lượng quần chúng cốt cán đấu tranh với mọi biểu hiện tiêu cực, mà trái lại, để quần chúng bị bọn xấu lôi kéo.
  • Tổ chức Đảng và chính quyền trở thành người bị động, phải chạy theo giải quyết những vụ việc đã xảy ra hoặc xử lý những hậu quả nặng nề.

2.2.5. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa hiệu quả

  • Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật đất đai chưa được coi trọng, làm cho nhiều văn bản pháp luật đất đai của Nhà nước chưa được phổ biến sâu rộng trong nhân dân.
  • Tuy nhiên, việc tranh chấp đất đai ở mỗi địa phương khác nhau còn có những nguyên nhân đặc thù và việc tìm ra những nguyên nhân đó phải căn cứ vào thực tế sử dụng đất, và phong tục tập quán của từng địa phương để xây dựng được những giải pháp tốt nhất nhằm giải quyết có hiệu quả từng vụ tranh chấp. Song trên thực tế khía cạnh này chưa được các cơ quan nhà nước chú trọng, xem xét.

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Đừng ngần ngại hãy liên hệ dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ luật tại Cần Thơ, Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, ... để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời nhất, cam kết uy tín hàng đầu, chất lượng cao nhất.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai cụ thể, đầy đủ. Hi vọng rằng bài viết mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Nguyễn Tuyết Anh Tôi là Nguyễn Tuyết Anh - Job title: Trưởng phòng nội dung - Company: Luanvan1080 Group. Kể từ khi còn bé tôi đã rất yêu thích sách vở, nên khi lớn lên tôi quyết định tâm làm nên những nội dung thật hay thật ý nghĩa. Luận văn 1080 có thâm niên hoạt động hơn 10 năm với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng tinh thần làm việc trách nhiệm. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ Website: luanvan1080.com/ - Hotline: 096.999.1080 Bạn hãy tham khảo website https://luanvan1080.com/ để rõ hơn công việc của tôi nhé !
Bình luận đánh giá
Đánh giá

NNguyễn Thị Lệ Quyên

Nhờ công ty tư vấn giúp em chút. Năm 2003,tôi xuất ngũ và lập gia đình và có được UBND huyện Hòa Vang Thành Phố Đà Nẵng cấp cho hộ tôi 210m đất ở. Tôi đã nộp tiền sử dụng đất vào kho bạc nhà nước và đóng tiền vào ngân sách xã đều có hóa đơn và được Huyện Hòa Vang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất( sổ đỏ).Tôi đã xin giấp phép xây dựng và vẫn sử dụng ổn định dù chưa xây dựng. Đến năm 2009, có một người khiếu nại tôi đã sử dụng chồng lên đất của họ với chứng cứ là biên bản cắt đất ở cho công dân do Xã cắt năm 1995.( Tôi được biết hộ này đã được cấp đất ở, có nhà ở ổn định trước đây ở chỗ khác )và được UBND xã hòa giải công nhận 210m đất ở cấp năm 2003 ( sổ đỏ do UBND huyện cấp cho hộ chúng tôi). Năm 2010 họ có khiếu nại tòa án UBND Huyện Hòa Vang. Qua các bước thủ tục đến ngày xét xử hoh lại tạm hoãn phiên tòa. Cho đến tháng 8 năm 2019, họ lại yêu cầu tòa xét xử lại. Vậy các anh chị cho tối hỏi 2 ý: Thứ nhất là bây giờ đưa ra xét xử lại như vậy có đúng không?( thời gian đã 10 năm), thứ hai là tôi đã có đủ bằng chứng cơ sở pháp li về chủ quyền vững chắc như vậy có ảnh hưởng gì không? Cuối cùng cho tôi hỏi thêm thời hạn để kết thúc vụ án này là bao nhiêu lâu? Tôi xin cảm ơn

Trả lời5 years ago

TTuấn

Chào bạn Lệ Quyên, Nội dung bạn vừa trình bày thiếu rất nhiều thông tin về phần diện tích đất ở của bạn BD như: nguồn gốc, thời hạn V/v.. Và phía người khiếu nại bên kia là khiếu nại? bạn hay họ khiếu kiện ? bạn ra tòa? Bởi khiếu nại thì được điều chỉnh bởi Luật khiếu nại, khiếu kiện thì do Luật Hành Chính điều chính và cả 2 hình thức đó đều hướng đến đối tượng là Các văn bản do Cơ quan nhà nước xâm phạm quyền và lợi ích của người kia hoặc cán bộ công chức nhà nước nếu liên quan về hành vi hành chính. Theo cách hỏi của bạn, Vậy tôi tạm đoán đây có thể là người kia khời kiện bạn. Ý thứ nhất bạn hỏi : về khoảng thời gian tạm hoãn trước lúc diễn ra phiên tòa xét xử cấp Sơ Thẩm ( giả sử có lý do chính đáng từ các đương sự trong vụ án ) được Bộ Luật TTDS năm 2004 qui định: Trong trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà theo quy định tại khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 72 và các điều 199, 200, 201, 203, 204, 205, 206, 207, 215 và khoản 4 Điều 230 của Bộ luật này thì thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm không quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà. 2. Quyết định hoãn phiên toà phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm ra quyết định; b) Tên Toà án và họ, tên những người tiến hành tố tụng; c) Vụ án được đưa ra xét xử; d) Lý do của việc hoãn phiên toà; đ) Thời gian, địa điểm mở lại phiên toà. Ý thứ hai bạn hỏi: Bây giờ đưa ra xét xử còn tùy thuộc nội dung khởi kiện. Nếu áp dụng trình tự tạm hoãn mà tiếp tục xét xử vụ án thì Tòa án vi phạm tố tụng. Nếu là 1 khởi kiện dân sự mới tức bên kia khởi kiện từ đầu thì hoàn toàn có cơ sở. Vì liên quan đến tranh chấp đất đai sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Nếu bạn đã được nhà nước trao quyền sử dụng đất thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở..... thì bạn hoàn toàn yên tâm. Trường hợp nếu cơ quan nhà nước vi phạm trong việc cấp giấy chứng nhận thì đối tượng cần phải khiếu kiện của người kia là Cơ quani cấp giấy chứng nhận. Nội dung thắc mắc của bạn trình bày không đủ thông tin, không chính xác và thiếu rất nhiều dữ liệu nên tôi nghĩ bài viết của bạn hơn 1 năm không ai trả lời giúp bạn là vì lẽ đó, Luật là không suy diễn. Tôi hiểu bạn cùng rất nhiều người hiện nay vì lý do nào đó chưa biết cách tìm hiểu và tự trang bị kiến thức pháp luật. Nên họ mới cần trợ giúp. Vì vậy cách trả lời nà chỉ có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc ở phần nào thôi, chứ hoàn toàn không phải là câu trả lời hướng dẫn cách áp dụng. Nếu bạn muốn được các chuyên gia Luật tư vấn nhanh, chính xác thì hãy viết câu hỏi có nội dung chi tiết về vụ việc, đúng danh từ, đúng thời gian. Trân trọng. Ths Ls. Kieu Quoc Tuan

Trả lời4 years ago

Thông tin bình luận

VVõ Duy Phương

Em đang làm đề tài " Luận văn về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai". Ah/chị có tài liệu nào tương tự k cho e xin mẫu tham khảo với ạ.

Trả lời5 years ago

Thông tin bình luận

VVõ văn tài

Em đang làm luận văn đề tài tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai. Bên mình có bài luận văn mẫu nào không/ Cho e xin mẫu tham khảo với ạ

Trả lời5 years ago

Thông tin bình luận

Zalo: 096.999.1080