Các công cụ chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung Ương đề ra

Nguyễn Tuyết Anh 01/06/2023 Tài liệu tài chính – Ngân hàng
Các công cụ chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung Ương đề ra
4/5 (10 đánh giá) 1 bình luận

Các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương giúp ổn địng dòng tiền. Các chính sách tiền tệ của một quốc gia có thể tóm gọn lại thành 2 loại chính sách định lượng như sau: Chính sách mở rộng tiền tệ và chính sách thắt chặt tiền tệ.

Các công cụ của chính sách tiền tệ do Ngân hàng trung ương đề ra
Các công cụ của chính sách tiền tệ do Ngân hàng trung ương đề ra

1. Các loại chính sách tiền tệ

Các chính sách tiền tệ của một quốc gia có thể tóm gọn lại thành 2 loại chính sách định lượng như sau:

1.1  Chính sách tiền tệ mở rộng

Chính sách tiền tệ mở rộng là gì?

Theo Wikipedia thì: "Chính sách tiền tệ mở rộng được ngân hàng trung ương thực hiện bằng cách mở rộng cung tiền nhanh hơn bình thường hoặc hạ lãi suất ngắn hạn, thông qua các hoạt động thị trường mở, dự trữ bắt buộc và thiết lập mức lãi suất."

Chính sách mở rộng tiền tệ là chính sách nhằm cung cấp thêm số tiền cho nền kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm. 

 Các công cụ của chính sách tiền tệ do Ngân hàng trung ương đề ra

 Các công cụ của chính sách tiền tệ mở rộng do Ngân hàng trung ương đề ra

1.2  Chính sách tiền tệ thu hẹp

Chính sách tiền tệ thu hẹp là gì?

Chính sách thu hẹp tiền hay còn gọi là chính sách thắt chặt tiền tệ là chính nhằm làm giảm khối lượng cung ứng tín dụng sẵn có cho đầu tư, nhằm hạn chế đầu tư, ngăn chặn sự phát triển quá đà của nền kinh tế, ngăn chặn lạm phát có thể xảy ra trong tương lai.

Để thực hiện các chính sách tiền tệ trên, NHTƯ có thể sử dụng nhiều loại công cụ khác nhau, tuỳ theo điều kiện thực tế cụ thể và nhận thức cụ thể của các nhà lãnh đạo NHTƯ quốc gia đó về tính năng và tác dụng của nó đói với nền kinh tế.

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ làm luận văn thuê để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline?

Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Dịch vụ luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

2. Các công cụ của chính sách tiền tệ

2.1  Các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ

- Nghiệp vụ thị trường mở

  • Đây là biện pháp mà NHTƯ tuỳ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ của mình, có thể mua hoặc bán các giấy tờ có giá mà chủ yếu là tín phiếu kho bạc Nhà nước trên thị trường mở để làm thay đổi lượng tiền cung ứng trong lưu thông.
    • Muốn tăng tiền trong lưu thông thì NHTƯ mua một lượng chứng khoán nhất định. Nếu là chứng khoán do các NHTM bán cho NHTƯ thì sẽ làm cho dự trữ của NHTM thừa ra do NHTM nhận được tiền của NHTƯ về việc mua chứng khoán. Nếu NHTƯ mua chứng khoán từ công chúng bán thì công chúng sẽ chuyển tiền nhận được từ bán chứng khoán đó vào tài khoản tiền gửi của họ tại NHTM.
    • Muốn giảm lượng tiền trong lưu thông thì NHTƯ ra một lượng chứng khoán nhất định. Nếu các NHTM mua chứng khoán sẽ làm giảm bớt dự trữ của mình, còn nếu như công chúng mua chứng khoán thì chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của mình ở NHTM cho NHTƯ cho nên cũng làm giảm dự trữ của NHTM.
    • Ưu điểm của biện pháp thị trường mở: NHTƯ hoàn toàn kiểm soát được thị trường mở; có thể can thiệp được một số lượng tiền cung ứng lớn hay nhỏ; NHTƯ thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, dễ dàng, chi phí thấp; NHTƯ có thể đảo ngược tình thế một cách dễ dàng, nghĩa là: nếu họ cảm thấy mua vào nhiều quá làm số tiền cung ứng tăng quá nhiều thì họ có thể bán ra để làm giảm số tiền cung ứng.
    • Nhược điểm của biện pháp tham gia thị trường mở của NHTƯ là chỉ có thể áp dụng trong điều kiện mà hầu hết tiền trong lưu thông điều nằm ở tài khoản tại Ngân hàng. Như ở các nước phát triển hiện nay 60 - 80% tiền trong lưu thông là ở tại các tài khoản Ngân hàng nên việc thực hiện các biện pháp này rất hữu hiệu.

- Chính sách chiết khấu

  • Chính sách chiết khấu là công cụ của NHTƯ trong việc thực thi chính sách tiền tệ bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các NHTM. Khi NHTƯ cho các NHTM vay làm tăng thêm tiền dự trữ của các Ngân hàng, từ đó làm tăng thêm lượng tiền cung ứng. NHTƯ kiểm soát công cụ này bằng cách tác động đến lãi suất chiết khấu và hạn mức chiết khấu.
    • Lãi suất chiết khấu: Lãi suất chiết khấu là lãi suất các khoản vay mà NHTƯ cho NHTM vay. Đây là các khoản vay ứng trước không có tài sản bảo đảm. Như vậy, NHTƯ sẽ thay đổi lãi suất chiết khấu để làm cho các NHTM quyết định đi vay hoặc trả lại các món vay chiết khấu từ NHTƯ.
      • Khi NHTƯ hạ lãi suất chiết khấu thì sẽ mở rộng khoảng cách giữa lãi suất thị trường và lãi suất chiết khấu nên khuyến khích các NHTM vay nhiều hơn ở NHTƯ làm lượng tiền cung ứng tăng lên.
      • Ngược lại, khi NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu thì sẽ thu hẹp khoảng cách giữa lãi suất thị trường và lãi suất chiết khấu nên hạn chế các NHTM đi vay ở NHTƯ làm lượng tiền cung ứng giảm.
      • Hạn chế đối với nghiệp vụ vay chiết khấu là NHTƯ không kiểm soát được hoàn toàn khối lượng vay chiết khấu mà NHTM sẽ vay NHTƯ. Bởi vì, NHTƯ chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt buộc các NHTM phải vay chiết khấu ở NHTƯ.
    • Hạn mức chiết khấu: Hạn mức chiết khấu là số dư nợ tối đa mà NHTƯ sẽ cho các NHTM vay. Bởi vì, mục tiêu quan trọng nhất của NHTƯ khi cho các NHTM vay là: NHTƯ là người cho vay cuối cùng. Do vậy, NHTƯ không muốn cho các NHTM tích cực đi vay để thu lợi nhuận nhờ khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất chiết khấu. Vì thế, NHTƯ chỉ cho các NHTM vay trong một hạn mức nào đó, nếu đã sử dụng hết hạn mức cho vay thì NHTƯ sẽ từ chối cho vay chiết khấu tiếp.
    • Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là số tiền mà NHTM bắt buộc phải dự trữ để phòng trừ trường hợp khách hàng đến rút tiền thì Ngân hàng có khả năng thanh toán, tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho khách hàng dẫn đến hoảng loạn Ngân hàng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm trên tiền gửi của NHTM nhận được để NHTM biết được số tiền mà họ có thể cho vay và số tiền mà họ có thể gửi vào tài khoản dự trữ hoặc tiền mặt mà gửi lạ tại két theo quy định.

Tiền dự trữ  bắt buộc phải có =  Tỉ lệ dự trữ bắt buộc x Tiền gửi nhận được

  • Với quy định như thế, trước hết NHTƯ có thể nắm được số lượng tín dụng mà Ngân hàng đó đã cung cấp cho nền kinh tế. Hơn nữa, với quy định như trên thì hệ thống NHTM có thể mở rộng tín dụng ra nhiều lần theo công thức:   Tiền gửi mới được tạo ra = Tiền dự trữ ban đầu  x  1 / tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Trong đó:   

  • Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:  là hệ số nhân tiền, với hai giả thiết:
    • - Các NHTM cho vay hết số tiền có thể cho vay, tức là dự trữ vượt mức bằng không.
    • - Các khoản tiền gửi do các NHTM tạo ra đều được giữ lại trong hệ thống Ngân hàng. Nếu với tỷ lệ dự trữ pháp định là 10% thì lượng tiền gửi sẽ tăng lên 10 lần và số tín dụng có khả năng phát ra do hệ thống NHTM đó là 9 lần số tiền gửi nhận được đầu tiên. Để khống chế hoặc mở rộng tín dụng cho nền kinh tế theo ý muốn, NHTƯ cần quy định tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Khi tỷ lệ dự trữ pháp định tăng lên thì khả năng tín dụng giảm và ngược lại.

Tuy nhiên, việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể gây nên lộn xộn không thể kiểm soát được của hệ thống NHTM như: NHTƯ muốn nhanh chóng giảm lượng tiền cung ứng nên đã nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10% làm cho các NHTM nhận thấy rằng họ không có đủ dự trữ để đáp ứng yêu cầu của NHTƯ đề ra và không có đủ dự trữ để đáp ứng các hoạt động hàng ngày của họ. Vì thế lúc này NHTM sẽ tìm cách bán chứng khoán, thu hồi các món vay, vay từ các Ngân hàng khác…

Nếu chỉ một Ngân hàng làm như vậy thì không sao nhưng nhiều Ngân hàng đều làm như vậy thì hệ thống Ngân hàng sẽ xảy ra tình trạng tranh giành tính thanh khoản, gây nên lộn xộn trong hệ thống Ngân hàng và có thể gây ra hoảng loạn Ngân hàng. Vì vậy, công cụ này không được khuyến khích sử dụng thường xuyên, nếu có sử dụng thì thay đổi với tỷ lệ nhỏ.

Tham khảo thêm các đề tài về luận văn tốt nghiệp ngành tài chính công

2.2  Các công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ

Đây là các loại công cụ của chính sách tiền tệ được NHTƯ sử dụng trực tiếp để tác động vào khối lượng cung, cầu tiền tệ của nền kinh tế mà không cần thông qua loại công cụ nào khác, nó bao gồm:

- Ấn định lãi suất:

  • Trường hợp 1: NHTƯ ấn đinh trực tiếp mức lãi suất cho vay để các NHTM áp dụng với các đối tượng cho vay. Nếu muốn tăng khối lượng cho vay thì NHTƯ giảm mức lãi suất cho vay để kích thích các nhà đầu tư vay vốn, và nếu thấy cần hạn chế đầu tư thì NHTƯ ấn định mức lãi suất cao.
    • + Ưu điểm của biện pháp này là NHTƯ có thể tác động trực tiếp vào các dự án kinh tế nào có lợi nhuận cao nhất mới được vay vốn Ngân hàng và như vậy cũng có nghĩa là loại bỏ các dự án kinh tế có lợi nhuận thấp mà theo chuyên gia Ngân hàng thì đầu tư vào các dự án đó không có lợi. Để có thể thực hiện được các biện pháp này có hiệu quả đòi hỏi Ngân hàng phải nắm được trong tay các dự án đầu tư từ trước để ấn định được khối lượng tín dụng phù hợp.
    • + Nhược điểm của biện pháp này là:
      • 1, Nhược điểm thứ nhất của nó là nếu lãi suất Ngân hàng được ấn định không sát đúng với nền kinh tế thì có thể xảy ra 2 hiện tượng sau: Lãi suất Ngân hàng quá thấp sẽ làm cho cầu tiền tệ tăng nhanh hơn dự đoán và Ngân hàng sẽ lúng túng khi đáp ứng. Khi lãi suất Ngân hàng quá cao sẽ làm cho cầu tiền tệ giảm đi, đầu tư suy giảm mà nếu Ngân hàng không điều chỉnh kịp sẽ làm bỏ lỡ cơ hội đầu tư.
      • 2, Nhược điểm thứ hai là tính linh hoạt của thị trường tiền tệ sẽ bị suy giảm, các NHTM sẽ gặp khó khăn khi vốn huy động nhiều nhưng không cho vay được.
  • Trường hợp 2: NHTƯ cũng có thể áp dụng lãi suất tiền gửi quy định cho các NHTM và các định chế tài chính phải thực hiện. Biện pháp này cũng có ưu nhược điểm sau:
    • + Ưu điểm: là ngay lập tực hệ thống Ngân hàng trong một thời hạn ngắn có thể huy động được một lượng tiền gửi lớn nếu lãi suất tiền gửi cao hơn lợi nhuận kinh doanh, hoặc hạn chế việc gửi tiền bằng cách quy định lãi suất thấp, buộc người có tiền phải sử dụng các hình thức sinh lợi khác như mua bất động sản, trái phiếu, cổ phiếu...
    • + Nhược điểm: Các NHTM cũng không còn linh hoạt trong kinh doanh của mình mà phải tuân theo các quy định của NHTƯ. Hơn nữa nếu lãi suất ấn định không phù hợp với thực tế thì có thể xảy ra hậu quả là, hoặc người có tiền tìm cách chuyển tiền đến Ngân hàng để hưởng lợi tức. Vì vậy, đầu tư sẽ suy giảm khi gửi tiền ổn định và ít rủi ro, hoặc người có tiền sẽ không gửi tiền ở Ngân hàng nữa mà đầu tư vào động sản, dự trữ vàng nếu vàng có khuynh hướng tăng giá...
  • Chúng ta có thể thấy rằng ấn định lãi suất cho cả 2 trường hợp như trên là rất khó chính xác và khó có thể bám sát được diễn biến hàng ngày, hàng giờ của thị trường tiền tệ.
  • Để khắc phục tình trạng này, nếu NHTƯ muốn bảo vệ quyền lợi của các Ngân hàng, NHTƯ ấn định mức lãi suất cao nhất của lãi suất tiền cho vay, còn sự biến động dưới mực cao nhất đó do NHTM tự thích ứng với thị trường.
  • Nếu nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của NHTM, thì NHTƯ thường quy định mức lãi suất tối thiểu cho tiền gửi và mức tối đa cho tiền vay.
  • NHTƯ muốn kiểm soát được lãi suất, bởi vì lãi suất có tác động mạnh đến tiết kiệm và đầu tư, qua đó tác động vào tăng trưởng kinh tế và giá cả.
  • Lãi suất là nhân tố trung tâm của nền kinh tế, nó biểu hiện sự tác động của cung - cầu tiền tệ và quyết định khối lượng đầu tư của nền kinh tế, tức là quyết định đến sản lượng, công ăn việc làm, giá cả và lạm phát. Sự nhạy cảm của lãi suất đối với đầu tư là rất lớn, vì vậy mà ít có Nhà nước nào quy định trực tiếp lãi suất Ngân hàng.

- Ấn định hạn mức tín dụng:

  • Đây là biện pháp mà NHTƯ ấn định một khối lượng tín dụng phải cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định rồi sau đó tìm con đường để đưa nó vào nền kinh tế.
  • Hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu lạm phát dự kiến hàng năm, ngoài ra còn dựa vào một số tín hiệu thị trường khác như: tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá, thâm hụt ngân sách nhà nước, tốc độ lưu thông tiền tệ...
  • Trên cơ sở đó hạn mức tín dụng dược phân bổ cho các NHTM, cho từng thời kì phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Để kiểm soát mức tăng trưởng quá nóng của tín dụng trong nền kinh tế, NHTƯ quy định hạn mức tín dụng tối đa cho từng NHTM.
  • Trong phần lớn các trường hợp, những hạn mức riêng này được xác địn căn cứ vào tỷ trọng cho vay của nó trong quá khứ so với tổng mức cho vay của hệ thống Ngân hàng.
  • NHTM chỉ được cấp tối đa cho nền kinh tế bằng hạn mức tín dụng được quy định. Các công cụ của chính sách tiền tệ do Ngân hàng trung ương đề ra được áp dụng một cách linh hoạt dựa vào tình trạng của thị trường để tránh xảy ra những sai xót ảnh hưởng đến cả nền kinh tế quốc dân. 

Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề:

Kho Đề Tài Tốt Nghiệp Ngành Ngân Hàng Cập Nhất Mới Nhất

Những Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Tài Chính Ngân Hàng Hay Nhất

Nguyễn Tuyết Anh Tôi là Nguyễn Tuyết Anh - Job title: Trưởng phòng nội dung - Company: Luanvan1080 Group. Kể từ khi còn bé tôi đã rất yêu thích sách vở, nên khi lớn lên tôi quyết định tâm làm nên những nội dung thật hay thật ý nghĩa. Luận văn 1080 có thâm niên hoạt động hơn 10 năm với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng tinh thần làm việc trách nhiệm. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ Website: luanvan1080.com/ - Hotline: 096.999.1080 Bạn hãy tham khảo website https://luanvan1080.com/ để rõ hơn công việc của tôi nhé !
Bình luận đánh giá
Đánh giá

TTrịnh Văn Cường

Em đang làm đề tài "Các công cụ của chính sách tiền tệ do Ngân hàng trung ương đề ra". Ah/chị có tài liệu nào tương tự k cho e xin mẫu tham khảo với ạ.

Trả lời5 years ago

Thông tin bình luận

Zalo: 096.999.1080