Định nghĩa, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing dược

Nguyễn Tuyết Anh 22/05/2023 Kiến thức marketing
Định nghĩa, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing dược
4.5/5 (4 đánh giá) 3 bình luận

Marketing dược thực chất là tổng hợp các chính sách chiến lược marketing của thuốc và nhằm thỏa mãn nhu cầu của bệnh nhân, nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bản chất: thực hiện chăm sóc thuốc đáp ứng thỏa mãn cho nhu cầu điều trị hợp lý chứ. Cùng Luận văn 1080 tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây:

 

Marketing dược là gì?

1. Định nghĩa Marketing dược

Marketing dược thực chất là tổng hợp các chính sách chiến lược marketing của thuốc và nhằm thỏa mãn nhu cầu của bệnh nhân, nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bản chất: thực hiện chăm sóc thuốc đáp ứng thỏa mãn cho nhu cầu điều trị hợp lý chứ không phải chỉ sản xuất hay kinh doanh thuốc.

Định nghĩa Marketing dược

Định nghĩa Marketing dược

2. Đặc điểm Marketing dược

Hoạt động Marketing dược đáp ứng 5 đúng: đúng thuốc, đúng số lượng,  đúng nơi , đúng giá , đúng lúc

1) Đúng thuốc: Xét theo góc độ trực tiếp, yêu cầu hệ thống marketing dược cung cấp thuốc đúng loại dược chất, đúng hàm lượng theo ghi trên nhãn, chính là phải đảm bảo chất lượng thuốc.

2) Đúng số lượng thuốc: Marketing dược phải xác định được đúng số lượng thuốc sẽ sản xuất kinh doanh để tung ra thị trường. Phải xác định quy cách số lượng thuốc đóng gói sao cho phù hợp với thị trường mục tiêu (bệnh viện, hiệu thuốc bán lẻ …).

3) Đúng nơi: Thứ nhất, với thuốc kê đơn do bác sĩ kể đơn và chỉ có dược sĩ được quyền phân phát. Hơn nữa, trách nhiệm của marketing trong nhiệm vụ “đúng nơi” là cần thiết phải duy trì mối quan hệ thương mại tốt với các phần tử khác của kênh phân phối. Vì vậy, những người bán lẻ, bán buôn và bệnh viện phải là một thể thống nhất với chính sách phân phối của nhà sản xuất.

4) Đúng giá: Giá là một trong 4 chính xách của marketing - mix, và thực tế ở điều kiện kinh tế của nước ta thì giá là một yếu tố rất quan trọng. Đặc biệt thuốc là một loại hàng hóa tối cần, người tiêu dùng thường bắt buộc phải dùng cho điều trị bệnh tật. Hơn nữa tại nơi bán lẻ, thuốc là loại hàng gần như không có hiện tượng mặc cả.

5) Đúng lúc: Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thuốc là một trách nhiệm nữa của quản lý marketing dược có liên quan tới chức năng đúng nơi.

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến viết luận văn thuê tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, ... để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline?

Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing dược:

Môi trường vĩ mô: môi trường khoa học kỹ thuật, chính trị, kinh tế, xã hội… ảnh hưởng trực tiếp đến nhà sản xuất. Các nhà sản xuất thực hiện marketing dược nhằm phục vụ bệnh nhân. Bệnh nhân lại chịu sự chi phối của bác sỹ thông qua việc chẩn đoán bệnh, kê đơn nên bác sỹ là khách hàng mục tiêu của công ty dược phẩm.

Ngoài ra, nhà sản xuất phải xem xét cả yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thuốc như: nhân khẩu, số lượng cán bộ y tế, mô hình bệnh tật, và các yếu tố kinh tế y tế (chi phí tiền thuốc trên đầu người, chi phí của bảo hiểm y tế…). 

Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing dược

Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing dược

3. 1. Môi trường vĩ mô:

3. 1.1. Môi trường dân số:

Qui mô, mật độ và sự phân bổ dân cư, các xu hướng thay đổi về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp v.v… đều có ảnh hưởng lớn tới các quyết định Marketing của doanh nghiệp. Chúng ta hãy xem xét những xu hướng nhân chủng học quan trọng trên thế giới và ở Việt nam: Bùng nổ dân số: hiện tại dân sô thế giới khoảng 6 tỉ người và với tốc độ tăng 2% hàng năm thì trong vòng 30 năm tới, dân số sẽ tăng gấp đôi. Mặt khác, tốc độ tăng nhanh lại diễn ra ở các nước kém phát triền khiến tình trạng bất công, chênh lệch giàu ngèo càng trầm trọng.

Dân số tăng nhanh thì sự khái thác các nguồn tài nguyên càng ráo riết và sẽ không có đủ tài nguyên để duy trì cuộc sống của quá đông dân cư như thế. Ở Việt nam, sau nhiều năm Kế hoạch hóa gia đình, bây giờ lại không hạn chế sinh đẻ khiến dân số đang có nguy cơ tăng nhanh trở lại, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi còn nghèo và lạc hậu, khiến gánh nặng trợ cấp xã hội ngày một nặng nề.

Hiện tượng già hóa dân cư ở các nước phát triển và trẻ hóa ở các nước kém phát triển: Nhật, Mỹ và các nước châu Âu đang lo ngại về tỉ lệ người già tăng nhanh, trong khi giới trẻ không chịu sinh đẻ nhiều, họ đang dùng mọi biện pháp ưu dãi cho những người sinh con, nhưng xu hướng sống tự do, độc lập không thích ràng buộc khiến giới trẻ thờ ơ với việc sinh con, hoặc nếu có thì chỉ sinh 1 hay 2 con.

Mặt khác, khả năng sinh của họ ngày càng thấp đi do nhiều tác động. Trong khi đó, các nước đang hay kém phát triển thì tỉ lệ trẻ em và vị thành niên lại chiếm số đông. Điều này dẫn tới sự chuyển dịch về cơ cấu tiêu dùng: ở các nước phát triển thì nhu cầu về các dịch vụ và sản phẩm cho người cao tuổi tăng nhanh, trong khi ở các nước đang và kém phát triển thì các nhu cầu cho giáo dục và giải trí cho giới trẻ lại tăng cao.

Ở Việt nam: độ tuổi từ 15-35 chiếm gần 60% dân số, cho thấy một thị trường trẻ và năng động, thích ứng nhanh với các sản phẩm mới. Sự thay đổi phân bổ dân cư: xu hướng đô thị hóa và làn sóng nhập cư tù nông thông lên thành thị diễn ra ở hầu hết các nước đang phát triển. Ở Việt nam, quá trình đô thị hóa và làn sóng nhập cư cũng gây ra nhiều ảnh hưởng cho thị trường tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ. Rất nhiều người dân nông thôn ngày nay có thể tiếp cận và mua sắm các mặt hàng hiện đại qua người thân của họ di cư lên thành phố và mang về không chỉ hàng hóa mà lối sống thị dân

3.1.2. Môi trường kinh tế:

Sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế tác động trực tiếp tới sức mua và cơ cấu chi tiêu của dân chúng. Sức mua phụ thuộc vào mức thu nhập hiện tại, chỉ số giá cả, lạm phát v.v… Một minh chứng cụ thể là cuộc khủng hoàng kinh tế khởi phát từ Mỹ giữa năm 2008 và nhanh chóng lan rộng tòan cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức mua cho tới suốt năm 2009 tới nay mới có dấu hiệu phục hồi. Rất nhiều công ty lớn đã lâm vào cành phá sản hay đình trệ. Chính phủ nhiều nước phải bỏ ra cả tỉ đô la để kích cầu.

Việt nam cũng bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp đã phải nỗ lực hết sức để có thể vượt qua. Cơ cấu tiêu dùng cũng phụ thuộc vào thu nhập bình quân đầu người. Ở các nước phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao thì chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu ( ăn uống, nhà ở…) chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ, còn phần lớn là vào các dịch vụ như: giải trí, du lịch v.v…chính vì thế mà tại các nước này các ngành dịch vụ rất phát triển, có khi chiếm tới 70% sản lượng xã hội. Còn ở các nước nghèo, kém phát triển như Việt nam, thì tới 80% thu nhập được dành cho các nhu cầu cơ bản, phần còn lại dành cho tiết kiệm, và chỉ có rất ít được dành cho các nhu cầu về dịch vụ.

Lạm phát có ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc chi tiêu của dân chúng. Khi lạm phát tăng cao, người ta lại có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn là tiêu dùng. Nhất là ở Việt nam đồng tiền luôn trượt giá khiến người dân tích trữ vàng và ngoại tệ mạnh nhiều hơn là gửi tiết kiệm, dẫn đến nhiều hệ lụy không hay khi tỷ giá ngoại tệ hay giá vàng có biến động. Nhiều giao dịch tại Việt nam được tính bằng ngoại tệ hay vàng, chứ không phải bằng tiền Việt, đến nỗi nhà nước phải có qui định về việc niêm yết giá bằng tiền Việt, chứ nếu không mua từ cái USP tới cái pin điện thoại cũng phải qui từ USD ra tiền Việt ( tất nhiên theo tỉ giá chợ đen).

3.1.3. Môi trường tự nhiên

Sản xuất càng phát triển thì các ảnh hưởng tới tự nhiên càng nhiều, và ngược lại những biến đổi trong môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng tới sản phẩm các công ty sản xuất và đưa ra thị trường. Nạn khan hiếm tài nguyên: dầu mỏ, vàng v.v… ngày càng khan hiếm, và việc biến động giá vàng, giá dầu mỏ rõ rang đã ảnh hưởng sâu sắc tới các nền kinh tế.

Ngay nước và không khí, những nguồn tai nguyên tưởng như vô tận mà cũng đang trong nguy cơ bị khai thác cạn kiệt và các tổ chức bảo vệ môi trường đang phải tích cực cảnh báo về nguy cơ khan hiếm. Sự tăng giá năng lượng và tài nguyên: giá nguyên nhiên liệu ngày càng tăng khiến nhiều ngành sản xuất lao đao và cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua rõ ràng xuất phát từ việc giá dầu thế giới tăng lien tục và đột biến.

Ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước và không khí, ô nhiễm tiếng ồn v.v.. đang là vấn nạn của thế giới và các tổ chức bảo vệ môi trường đang hoạt động tích cực để hạn chế tình trạng này. Bài học Vedan ở Việt nam cho ta thấy rõ một sản phẩm có thể bị người tiêu dùng lên án và tẩy chay khi nó góp phần làm ô nhiễm môi trường. Sự can thiệp của nhà nước vào việc sự dụng và tái chế tài nguyên: các nhóm dư luận xã hội luôn tạo áp lực đòi hòi nhà nước và các cơ quan quản lí kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc khai thác tà nguyên, tái chế nguyên nhiên liệu và bảo vệ môi trường. Ngày nay hiếm có doanh nghiệp nào dám công khai thoái thác các trách nhiệm này

3.1.4. Môi trường khoa học kỹ thuật và công nghệ

Khoa học kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng to lớn tới sản xuất, kinh doanh và cả sự tiêu thụ. Các phát minh mới, các tiến bộ của khoa học kỹ thuật sẽ làm ra các sản phẩm mới, đồng thời làm này sinh các nhu cầu mới và làm triệt tiêu cá công nghệ cụ hay nhu cầu cũ. Ví dụ, phát minh ra máy ảnh kỹ thuật số gây ảnh hưởng năng cho việc chụp hình dùng phim cổ điển, máy photo copy và máy tính làm biến mất những chiếc máy chữ cũ kỹ…

Khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng giúp chúng ta khám phá các khả năng vô tận như: công nghệ sinh học, robot, nghiên cứu vũ trụ…. Ngày nay, để thành công, các công ty phải không ngừng đầu tư cho R&D ( Research and Development: Nghiên cứu và Phát triển) để phát minh hay tiếp cận và vận dụng các công nghệ và kỹ thuật mới để không ngừng cải tiến sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh. Ở Việt nam, công nghệ còn lạc hậu, nên nguy cơ tụt hậu là rất lớn, vì thế chúng ta cần đầu tư hơn cho giáo dục và thu hút chất xám để có thể phát triển một đội ngũ chuyên gia kỹ thuật và công nghệ giỏi.

3.1.5. Môi trường chính trị - pháp luật

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải hoạt động trong một thế chế chính trị nhất định và tuân thủ theo các hệ thống pháp luật, tuân thủ các cơ quan nhà nước và các nhóm gây ảnh hưởng ( hiệp hội…), các ảnh hưởng cộng đồng dân tộc, khu vực, và quốc tế. Hệ thống luật của một quốc gia bao gồm:

- Hiến pháp, các bộ luật ( dân sự, hình sự, thương mại, thuế, lao động…)

- Các chính sách và sự điều khiển, can thiệp của nhà nước tới doanh nghiệp Tại Việt nam, có ưu điểm là tính ổn định về chính trị cáo, không xảy ra đảo chính, bạo loạn nên thu hút được nhiều nhà đầu tư và làm cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, do hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện, các văn bản luật quá nhiều và chồng chéo khiến các doanh nghiệp rất vất vả để thực thi, thậm chí đôi khi còn tại điều kiện cho các cơ quan hành pháp nhũng nhiễu và làm khó doanh nghiệp.

3.1.6. Môi trường văn hóa

Chúng ta có thể hiểu về văn hóa vắn tắt thế này: Văn hóa là hệ thống các chuẩn mực, giá trị, qui tắc hành vi mà mọi thành viên phải tôn trọng và tuân theo. Ví dụ như khi bạn là sinh viên thì phải trang phục chỉnh tề (bỏ áo trong quần), đeo thẻ sinh viên và không hút thuốc, cho dù bạn có thích điều đó hay không cũng phải chấp nhận. Văn hóa ảnh hưởng rất lớn tới các quyết định Marketing dưới các góc độ sau:

- Văn hóa gốc và văn hóa phụ:

Văn hóa gốc ở Việt nam là văn hóa Á đông, văn hóa dân tộc Việt nam với các đặc trưng như tính cộng đồng cao, truyền thống hiếu học, sự đùm bọc nhường cơm sẻ áo, tinh thần tôn sư trọng đạo v.v… Còn văn hóa phụ có thể là văn hóa vùng miền, ví dụ miền Bắc có văn hóa làng xã rất chặt chẽ, các giá trị gia đình luôn được đề cao ( như bữa cơm gia đình), cỏn miền Nam thì tự do và phóng khoáng hơn với các gia trị gia đình

- Văn hóa nghề nghiệp & văn hóa kinh doanh: mỗi nghề nghiệp lại có các chuẩn mực hành vị khác nhau. Một thầy giáo sẽ hành xử khác với một người lái taxi hay một anh thợ xây.

- Sự hội nhập - các yếu tố chấp nhận và tảy chay của một nền văn hóa với các văn hóa khác: Việt nam đang trong thời kỳ quá độ, đang mở cửa để hội nhập với thế giới. Dước tác động của internet và các phương tiện truyền thông khác, các yếu tố văn hóa ngoại lai xâm nhập và ảnh hướng lớn tới lối sống và hành vi tiêu dùng của người Việt, nhất là giới trẻ. Các xu hướng Hàn Quốc, Nhật bản trong mỹ phẩm và thời trang, trao lưu Hip Hop…. đang là những vấn đề gây nhiều tranh cãi.

3.2. Môi trường vi mô

3.2.1. Doanh nghiệp

Dưới đây là một ví dụ về sơ đồ tổ chức của một công ty ở Việt nam. Có thể thấy rõ là không hề có bóng dáng của Phòng Marketing (có lẽ họ để bộ phận Marketing nằm trong Phòng kinh doanh – như vẫn thường thấy ở phần lớn các công ty Việt nam (?) – và không quan tâm mấy tới các hoạt động Marketing. Còn với các Công ty nước ngoài hay các tập đoàn lớn, bộ phận Marketing luôn có vai trò trung tâm và có liên quan chặt chẽ với tất cả các bộ phận còn lại của công ty.

Phòng tài chính luôn quan tâm tới vấn đề nguồn vốn- tài sản, và việc sự dụng vốn cần thiết để thực hiện các kế hoạch Marketing, đòi hỏi người làm Marketing cần phải biết lập và hoạch định ngân sách cũng như các kế hoạch chi tiêu cho các hoạt động Marketing.

Phòng kinh doanh luôn quan tâm tới việc nâng cao doanh số và mở rộng khách hàng. Suy cho cùng mọi hoạt động của Marketing cũng nhắm vào cùng mục tiêu ấy, cho nên Marketing luôn là sự hỗ trợ và phối hợp mật thiết nhất cho kinh doanh. Mặt khác, phòng kinh doanh là nơi cung cấp các thông tin nóng hổi và thực tế nhất từ thị trường cho những người làm Marketing.

Bộ phận sản xuất luôn cần các định hướng từ Marketing để có kế hoạch sản xuất phù hợp và kịp thời. Ngược lại, những trục trặc từ sản xuất có thể ảnh hưởng nặng nề tới các hoạt động của Marketing ( ví dụ ảnh hưởng tới chương trình từng sản phẩm mới hay khuyến mãi v.v…)

Từ những nhận xét ấy, chúng ta cần hiểu về khái niệm: Marketing nội bộ, tức là toàn bộ các nỗ lực tiếp thị nhắm tới toàn bộ nhân viên của công ty, không chỉ với tư cách là những người cùng tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm dịch vụ, mà còn với tư cách những khách hàng đầu tiên. Công tác Marketing không phải là nhiệm vụ của riêng những người làm việc trong bộ phận Marketing, mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn bộ nhân viên của CÔNG TY.

3.2.2. Những nhà cung ứng

Những người cung ứng là những cá nhân hay công ty cung cấp cho doanh nghiệp (và cả cho các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp) những nguồn vật tư, nguyên liệu (có thể gọi là đầu vào), để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ nhất định. Như vậy, sản phẩm cuối cùng của người này có thể là đầu vào của người kia. Ví dụ: Công ty Dệt Thái Tuấn sản xuất ra vải như các sản phẩm cuối cùng, thì những nhà của họ là các công ty sản xuất sợi, thuốc nhộm v.v…

Tới lượt Thái Tuấn lại là nhà cung cấp cho các Công ty Thời trang hay May mặc sử dụng vải của Thái Tuấn để may quần áo. Như vậy, ta thấy các nhà cung cấp có thể ảnh hưởng tới chất lượng, giá thành và tiến trình sản xuất sản phẩm/dịch vụ. Nếu nhà cung cấp sợi chất lượng kém, giá cao hay chậm trễ tiến độ thì Thái Tuấn không thể dệt ra vải đẹp, chất lượng cao và giá thành hạ được. Như thế, Thái Tuấn cũng làm ảnh hưởng tới các Công ty may mặc, làm cho họ không thể có các sản phẩm quần áo mang tính cạnh tranh được.

Mặt khác, nếu chúng ta không làm các công tác Marketing với nhà cung cấp, họ sẽ không hiểu chúng ta cần những gì để phục vụ và thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu. Chẳng hạn, chúng ta muốn mở quán cafe phục vụ sinh viên với giá rẻ, mà không làm rõ điều ấy với người bán café bột, thì họ có thể chào bán cho chúng ta loại café chồn hảo hạng rất đắt tiền thì chúng ta không thể nào sử dụng được cho kinh doanh có lãi.

Công tác Marketing cho nhà cung cấp phải thực hiện tốt việc cung cấp các thông tin cần thiết về thị trường mục tiêu ( nhu cầu, khả năng thanh toán, nhân chủng học, địa ly, v.v…), các yêu cầu của doanh nghiệp về các nguyên liệu vật tư đầu vào tốt nhất để có thể thiết kế và sản xuất các sản phẩm phù hợp.

3.2.3. Những môi giới trung gian

Những môi giới trung gian bao gồm những cá nhân hay doanh nghiệp hỗ trợ cho việc phân phối, tiêu thụ, quảng bá hàng hóa/dịch vụ cho thị trường. Họ bao gồm: Những môi giới thương mại: là những cá nhân hay doanh nghiệp phân phối và bán lẻ, tìm kiếm và/hoặc trực tiếp bán sản phẩm. Ví dụ hệ thống môi giới thương mại của Unilever là hàng ngàn tiệm tạp hóa, các Đại lí, các nhà phân phối, các siêu thị…

Tại sao doanh nghiệp cần có môi giới thương mại? Đó là vì không công ty nào có đủ khả năng tự thiết kế kênh phân phối bao trùm khắp thị trường. các môi giới thương mại đảm bảo tốt hơn, nhanh hơn các điều kiện thuận tiện về thời gian, địa điểm và thủ tục mua hàng cho các khách hàng mục tiêu, và tất nhiên với chi phí thường thấp hơn so với công ty tự làm.

Những môi giới lưu thông hàng hóa: Các cá nhân hay tổ chức giúp lưu thông hàng hóa, vận chuyển từ nơi dự trữ tới nơi cần thiết. Các môi gới này có tác dụng trong việc bảo đảm sự an toàn, đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa, giảm chi phí trung gian và làm tăng lợi nhuận nếu doanh nghiệp lựa chọn các môi giới tốt.

Những môi giới dịch vụ Marketing: Các cá nhân và tổ chức cung cấp các dịch vụ như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, tư vấn marketing….giúp công ty có các định hướng tốt hơn và quảng bá hiệu quả hơn cho sản phẩm của mình. Ngày nay, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt thì các doanh nghiệp không thể nào tự mình làm hết các công tác này, mà cũng không thể làm tốt được, do vậy việc sử dụng các môi giới dịch vụ marketing là vô cùng cần thiết.

Những môi giới tổ chức tín dụng- tài chính: Các tổ chức hỗ trợ đầu tư, các ngân hàng, các công ty tín dụng, các công ty bảo hiểm… nhằm hỗ trợ công ty đầu tư và/bảo hiểm chống lại các rủi ro lien quan tới việc mua bán hàng hóa. Các môi giới này ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói chung, các môi giới trung gian này ảnh hưởng tới đầu ra của sản phẩm, cụ thể là ảnh hưởng tới giá bán lẻ, hình ảnh thương hiệu, uy tín công ty, tốc độ tiêu thụ v.v…

Giả sử các nhà phân phối và bán lẻ thực hiện không đúng các chương trình khuyến mãi tiêu dùng ( ví dụ: không phát quà khuyến mãi cho người tiêu dùng) thì uy tín và hình ảnh của công ty bị ảnh hưởng nghiệm trọng. Hoặc giả các nhà bán lẻ hạ giá sản phẩm để cạnh tranh lẫn nhau cũng ảnh hưởng tới hình ảnh công ty. Nhất là các môi giới marketing, nếu họ làm sai lệch hay không phù hợp các thông tin tời thị trường thì ảnh hưởng sâu sắc tới doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp sản phẩm bị tầy chay chỉ vì các quảng cáo hay thông tin không phù hợp.

Do vậy, công tác Marketing cho môi giới trung gian bao gồm việc cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về thị trường, giáo dục thường xuyên về các quan điểm và định hướng hành động marketing của doanh nghiệp, phối hợp thực hiện và giám sát chặt chẽ các hoạt động của họ để hạn chế tối đa các rủi ro và sai sót có thể xảy ra.

3.2.4. Khách hàng

Nhìn chung có năm dạng thị trường khách hàng mà doanh nhiệp cần quan tâm nghiên cứu kỹ:

- Thị trường người tiêu dùng: những cá nhân, hộ dân, tổ chức mua hàng hóa/dịch vụ để sử dụng cho các nhu cầu tiêu dùng

- Thị trường các nhà sản xuất: các khách hàng mua hàng hóa/dịch vụ để sử dụng như đầu vào của sản xuất.

- Thị trường buôn bán trung gian: các cá nhân-tổ chức mua hàng hóa/dịch vụ để bán lại kiếm lời

- Thị trường Nhà nước: các cơ quan nhà nước mua hàng hóa/dịch vụ để sử dụng công cộng hay chuyển giao cho những người cần thiết

- Thị trường quốc tế: tất cả các đối tương như trên nhưng ở các nước khác. Ví dụ Công ty Thái Tuấn có các cửa hàng bán vải trực tiếp cho Người tiêu dùng, cũng có các khách hàng là các sạp vải tại các chợ, có các nhà may, công ty thời trang mua vải về làm nguyên liệu, cũng cung cấp vải cho các tổ chức từ thiện, các cơ quan nhà nước và cũng xuất khảu vải ra nhiều nước trên thế giới v.v…

Khách hàng là mục tiêu cuối cùng của Marketing, mọi nỗ lực Marketing suy cho cùng cũng là nhằm thỏa mãn cao nhất các nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Công tác Marketing cho khách hàng luôn được coi trong, tuy nhiên cần tỉnh táo để không quá sa đà vào marketing cho khách hàng mà quên đi các yếu tố ảnh hưởng khác.

3.2.5. Đối thủ cạnh tranh

Muốn xác định rõ đối thủ cạnh tranh thì phải nghiên cứu người ta quyết định mua sản phẩm đó như thế nào. Ví dụ, các nhà marketing có thể phỏng vấn bạn Linh (nhân vật chính của chúng ta) về việc nếu Linh có 10 triệu thì bạn ấy sẽ quyết định mua sắm thế nào. Đầu tiên, Linh có vài nhu cầu cần thỏa mãn như: cần có phương tiện để đi học, cần có phương tiện để phục vụ học tập, hay cần phương tiện để liên lạc.

Đó là các mong muốn mang tính cạnh tranh mà người tiêu dùng cần cân nhắc để thỏa mãn. Sau khi suy nghĩ, có thể Linh sẽ quyết định sẽ đầu tư 10 triệu đó cho phương tiện để đi học. Bây giờ Linh cần lựa chọn các loại hàng cạnh tranh có thể thỏa mãn nhu cầu ấy: xe đạp, xe đạp điện hay xe máy. Cân nhắc kỹ thì linh thấy xe máy là phù hợp và hấp dẫn nhất vì tính cơ động và tốc độ của nó so với hai loại kia.

Tiếp đến, Linh sẽ phải lựa chọn các mặt hàng cạnh tranh trong cùng chủng loại để chọn loại xe máy nào có thể phục vụ tốt nhất trong ngân sách cho phép: xe tay ga, xe số, xe nhập khẩu hay ráp trong nước v.v…Khi đã xác định là sẽ mua xe số, lắp ráp trong nước thì Linh sẽ cân nhắc tới các thương hiệu cạnh tranh: Honda, Suzuki, Yamaha, SYM v.v…

Từ ví dụ trên chúng ta thấy rõ có 4 loại cạnh tranh cơ bản: đó là các sản phẩm có thể đáp ứng các mong muốn mang tính cạnh tranh cho người tiêu dùng (các sản phẩm thay thế để thay đổi nhu cầu), các sản phẩm khác chủng loại mà đều có thể thỏa mãn một nhu cầu cụ thề, các sản phẩm cùng chủng loại để cùng đáp ứng nhu cầu đó, và cuối cùng là các nhãn hiệu cạnh tranh trong cùng một mặt hàng.

Công tác marketing ở đây cần nghiên cứu và làm rõ các nhu cầu và mong muốn cụ thể của thị trường, hiểu được các đối thủ cạnh tranh theo từng loại, thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ trong việc phục vụ các nhu cầu ấy từ đó tìm ra các ưu thế cạnh tranh để quảng bá và tuyên truyền cho ưu thế ấy nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu. Trong nhiều trường hợp, công ty cần tìm ra các thị trường ngách, các trận địa mà đối thủ bỏ trống hay chưa quan tấm tới, để tấn công.

3.2.6. Công chúng

Công chúng là một nhóm bất kỳ tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm tới các tổ chức hay có ảnh hưởng tới khả năng đạt được các mục tiêu đề ra của tổ chức ấy. Công chúng có thể ảnh hưởng tích cực (ủng hộ) hay tiêu cực (tẩy chay, phản đối) các nỗ lực phục vụ thị trường của công ty. Vì thế, công ty luôn cần xây dựng các kế hoạch, chiến lược marketing cho tất cả các công chúng trực tiếp của mình, cũng như cho tất cả thị trường khách hàng để có được thiện cảm, lời khen và sự ủng hộ. Chúng ta có thể chia ra 07 nhóm cụ thể như sau:

1. Giới tài chính – đầu tư: có ảnh hưởng tới nguồn vốn của công ty, bao gồm các ngân hàng, các tổ chức tài chình – tín dụng, các quĩ đầu tư…Những bản cáo bạch, báo cáo tài chính minh bạch và tích cực là các công cụ tốt để thu hút thiện cảm của giới này. Ví dụ: để có thể vay tiền mở rộng sản xuất, Thái Tuấn phải có các báo cáo tài chính minh bạch, chứng minh được khả năng trả nợ của mình.

2. Giới truyền thông: người ta thường gọi đây là quyền lực thứ tư, nó có sức mạnh rất lớn trong việc truyền bá thông tin, bao gồm các cơ quan truyền thông như báo chí, phát thanh truyền hình, các cơ quan ngôn luận. Để phục vụ giới này, các doanh nghiệp thường có bộ phận PR ( Press Relation) riêng biệt và chuyên trách. Ví dụ: Thái Tuấn phải luôn quan tâm tới giới truyền thông để đưa tin về các bộ sưu tập mới, các giải thưởng mà công ty có được hay các hoạt động xã hội, từ thiện của công ty…

3. Giới cầm quyền ( các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương, các bộ ngành chủ quản…), những cơ quan này có ảnh hưởng tới các quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp, và tới sự cạnh tranh chung của ngành. Ví dụ: các quyết định về hạn ngạch nhập khẩu vải có thể ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ của Thái Tuấn.

4. Giới hoạt động xã hội: còn được gọi là các nhóm công dân hành động, ví dụ các tổ chức bảo vệ môi trường, hội phụ huynh, các đoàn thể, hiệp hội của người tiêu dùng…Họ có thể có các phản ứng và tác động tới dư luận xã hội, quyết định của các cơ quan nhà nước. Do vậy các hoạt động Marketing rất cần quan tâm thỏa mãn giới này.

5. Công chúng tại địa phương: gồm những người dân tại địa phương doanh nghiệp có nhà máy hay cơ sở kinh doanh và các vùng lân cận. Những người này có thể gây ảnh hưởng tới việc yêu cầu công ty thể hiện các trách nhiệm xã hội như đóng góp các quĩ địa phương, bảo đảm an toàn sản xuất, vệ sinh môi trường …

6. Quần chúng đông đảo: tất cả các tầng lớp xã hội trên thị trường của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ chăm chăm o bế các tầng lớp thuộc khách hàng mục tiêu mà còn phải xây dựng hình ảnh và thiện cảm cho các đối tượng công chúng rộng rãi. Ví dụ, doanh nghiệp bán xe hơi không chỉ phục vụ các nhóm nhà giàu mà còn có các học bổng cho người nghèo, các quĩ phát triển cho dân tộc thiểu số v.v….

7. Công chúng nội bộ: tất cả nhân viên của một doanh nghiệp từ chị lao công tới chủ tịch Hội đồng quản trị. Khi nội bộ công ty hiểu và có suy nghĩ tích cực về công ty và sản phẩm thì họ sẽ tìm cách lan truyền thái độ ấy cho những người xung quanh họ. Với công tác marketing cho các nhóm công chúng, người ta thường hay sử dụng bộ phận, hay có hẳn một phòng nghiệp vụ PR ( Public Relations). Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp hiểu lầm rằng PR là một bộ phận của Marketing. Thực tế, PR là một lĩnh vực hoàn toàn độc lập, đòi hỏi sự nghiên cứu thấu đáo và vận dụng khôn khéo, chứ không chỉ là một công cụ của Marketing.

Tham khảo thêm nội dung kiến thức marketing về: Khái niệm và vai trò của Marketing Mix đối với Doanh nghiệp

4. Mục tiêu và vai trò của Marketing dược:

4.1. Mục tiêu marketing dược:

4.1.1) Mục tiêu sức khỏe: Thuốc phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả, an toàn.

4.1.2) Mục tiêu kinh tế: sản xuất kinh doanh phải đạt hiệu quả để có thể tồn tại và phát triển.

4.2. Vai trò marketing dược:

4.2.1) Marketing dược có vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô. Nhà nước, Bộ Y tế quản lý vĩ mô nền kinh tế y tế thông qua các chính sách, qui chế để điều tiết thị trường.

4.2.2) Đối với quản lý vi mô marketing dược quyết định chiến lược marketing của công ty đó, nó không chỉ mang tính y tế mà cả tính kinh tế y tế.

Từ khóa: marketing dược,  marketing dược là gì, khái niệm marketing dược, định nghĩa marketing dược

 Tham khảo thêm các bài viết sau:

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng

Khái niệm và vai trò của Marketing Mix đối với Doanh nghiệp

Nguyễn Tuyết Anh Tôi là Nguyễn Tuyết Anh - Job title: Trưởng phòng nội dung - Company: Luanvan1080 Group. Kể từ khi còn bé tôi đã rất yêu thích sách vở, nên khi lớn lên tôi quyết định tâm làm nên những nội dung thật hay thật ý nghĩa. Luận văn 1080 có thâm niên hoạt động hơn 10 năm với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng tinh thần làm việc trách nhiệm. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ Website: luanvan1080.com/ - Hotline: 096.999.1080 Bạn hãy tham khảo website https://luanvan1080.com/ để rõ hơn công việc của tôi nhé !
Bình luận đánh giá
Đánh giá

nnguyễn hữu ngọc

chị có tài liệu tương tự không cho em tham khảo với ạ

Trả lời3 years ago

Thông tin bình luận

LLê Chi Mai

Chào anh chị, có tài liệu nào về luận văn với đề tài tương tự ntn không ạ, Cho e xin tham khảo với ạ

Trả lời5 years ago

Thông tin bình luận

HHoài Thanh

Cho e xin mấy mẫu luận văn về đề tài " Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing dược" để tham khảo với ạ. E xin cảm ơn.

Trả lời5 years ago

Thông tin bình luận

Zalo: 096.999.1080