Bí Quyết Viết Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Ấn Tượng Và Chi Tiết

Nguyễn Tuyết Anh 30/05/2023 Cẩm nang Luận Văn
Bí Quyết Viết Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Ấn Tượng Và Chi Tiết
5/5 (8 đánh giá) 0 bình luận

Viết luận văn thạc sĩ là một việc không dễ dàng và cần nhiều thời gian để hoàn thành. Khi bắt đầu quá trình này, lập đề cương là một bước quan trọng quyết định đến sự thành công của bài luận.

Đề cương luận văn thạc sĩ giúp bạn khái quát các nội dung quan trọng trong bài luận văn, nói cách khác nó được xem là một dàn ý. Đây là phần bắt buộc chúng ta phải thực hiện trước khi làm luận văn. Đề cương thạc sĩ chuẩn là như thế nào? 

Làm thế nào để xây dựng một đề cương luận văn thạc sĩ hoàn hảo và chuyên nghiệp? Hãy cùng Luận Văn 1080 tham khảo bài viết hướng dẫn viết đề cương luận văn thạc sĩ chi tiết từng phần dưới đây nhé!

Viết đề cương luận văn thạc sĩ như thế nào?

1. Yêu cầu hình thức đề cương luận văn thạc sĩ

Đề cương luận văn thạc sĩ sẽ được trình bày trên khổ giấy A4 và cần được tuân thủ đúng theo các quy định sau:

1.1. Đối với trang bìa

Các nội dung cần có trong trang bìa bao gồm:

  • Tên trường
  • Đề cương luận văn thạc sĩ
  • Tên đề tài
  • Họ và tên học viên
  • Lớp
  • Mã số học viên
  • Chuyên ngành
  • Người hướng dẫn khoa học (Bao gồm: 1 người hướng dẫn chính và 2 người hướng dẫn phụ)
  • Bộ môn quản lý
  • Ngày … tháng … năm … (Thời điểm nộp đề cương thạc sĩ của học viên)
Thảm khảo mẫu bìa đề cương luận văn thạc sĩ
Thảm khảo mẫu bìa đề cương luận văn thạc sĩ

1.2. Yêu cầu về nội dung chi tiết

Về hình thức trình bày nội dung, các bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Font chữ: Time New Roman
  • Size chữ: 13
  • Dãn dòng: 1,5 line
  • Mật độ chữ giữa các dòng phải giữ nguyên, không được hiệu chỉnh.
  • Đánh số trang: Có thể đánh ở số đầu hoặc giữa trang (Số trang cho đề cương luận văn thạc sĩ là 20 - 25 trang).
  • Căn lề chuẩn: Lề trên: 3cm; Lề dưới 3cm; Lề phải: 2cm; Lề trái: 3.5cm.
  • Tiểu mục: Phải được đánh số theo nhóm chữ số và không được vượt quá 4 chữ số. (Ví dụ: 2.1.2.3, trong đó thể hiện tiểu mục 1, nhóm tiểu 2, mục 3, chương 2).
  • Bản số liệu, hình vẽ, phương trình: Phải gắn với số chương, nếu các tư liệu lấy từ nguồn khác phải có trích dẫn đầy đủ.

Lưu ý quan trọng: Một số trường ở Việt Nam sẽ áp dụng quy định riêng về hình thức trình bày đề cương chi tiết luận văn thạc sĩ. Do đó bên cạnh việc tham khảo các nội dung được trình bày ở bài viết này, bạn nên tìm hiểu thêm các mẫu đề cương luận văn thạc sĩ tại website của trường nhằm giúp đề cương của bạn hoàn thiện hơn.

2. Cấu trúc đề cương luận văn thạc sĩ chi tiết chuẩn mẫu

Nội dung chi tiết đề cương luận văn thạc sĩ
Nội dung chi tiết đề cương luận văn thạc sĩ

Cấu trúc đề cương chi tiết luận văn thạc sĩ được xem là hoàn chỉnh cần đảm bảo các nội dung sau:

2.1. Mở đầu đề cương luận văn thạc sĩ (độ dài 5 trang)

Trong phần mở đầu đề cương luận văn thạc sĩ, tác giả cần phải nêu được các nội dung dưới đây.

2.1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

  • Tính cấp thiết của đề tài là nội dung rất quan trọng trong phần mở đầu của đề cương luận văn thạc sĩ cũng như cả bài luận. Đây là phần giúp cho người đọc, độc giả nhận thức được vấn đề, hiểu ý tưởng nghiên cứu của bạn thông qua các thông tin sơ cấp cần thiết được nêu ra trong đề cương luận văn thạc sĩ.
  • Thông thường một đề tài luận văn sẽ quan tâm đến một vấn đề “cấp thiết” của ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn, từ đó đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu cho đề tài nhằm làm sáng một số khía cạnh cụ thể của nội dung cần nghiên cứu.
  • Nói chung, bạn nên đưa ra lập luận tại sao vấn đề nghiên cứu/một vài câu hỏi nghiên cứu là quan trọng? Từ đó cần phải tiến hành đề tài luận văn của bạn để giải quyết chúng.
  • Ở phần này, bạn cần vẽ ra được bức tranh tổng quan đề tài nghiên cứu, cả trong quá khứ lẫn hiện tại.
  • Bạn có thể điểm qua những bài báo quan trọng trước đây và những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của bạn.
  • Sau đó, nêu rõ những gì đã biết, những gì chưa biết hay những vấn đề thực tiễn cần giải quyết… Từ đó bạn cần tìm ra những điểm còn hạn chế để đặt ra câu hỏi nghiên cứu làm cơ sở cho các mục tiêu cụ thể của đề tài.

2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu

  • Trong đề cương luận văn thạc sĩ, mục tiêu nghiên cứu cần nêu rõ việc thực hiện đề tài luận văn này sẽ đạt được những mục tiêu như thế nào (khoa học, lý luận, thực tiễn…).
  • Kết quả của đề tài nghiên cứu cần giải quyết được các câu hỏi đặt ra trước đó nên các mục tiêu cần phải logic và có sự kết hợp chặt chẽ với câu hỏi nghiên cứu ban đầu.
  • Mục tiêu nghiên cứu gồm:
    • Mục tiêu tổng quát (nếu có) là những gì mà các bạn mong muốn khi thực hiện đề tài, không đi vào chi tiết cụ thể.
    • Mục tiêu cụ thể là kết quả cần đạt được sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ.

2.1.3. Câu hỏi nghiên cứu (hoặc giả thuyết nghiên cứu)

  • Từ những mục tiêu cụ thể, chúng ta sẽ đặt ra những câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu hay giả thuyết nghiên cứu phải đáp ứng được các điều sau:
    • Xác định nội dung cụ thể của cuộc khảo sát
    • Xác định giới hạn
    • Cung cấp định hướng cho nghiên cứu

2.1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu: 
    • Tác giả cần phải nêu rõ đối tượng của nghiên cứu là ai? Vấn đề nghiên cứu là gì? Đối tượng nghiên cứu được đề cập ở đây có thể là sự vật hay một hiện tượng nào đó trong thực tiễn.
    • Thông tin của đối tượng nghiên cứu phải được nêu rõ, cụ thể về nguồn gốc và đặc điểm của từng đối tượng.
    • Khi đề cập đến đặc điểm của đối tượng, bạn nên chỉ rõ các tiêu chuẩn, đánh giá, lựa chọn và loại trừ đối tượng để người đọc nắm bắt.
  • Phạm vi nghiên cứu
    • Cần nêu ra thời gian và không gian nghiên cứu. Cần trả lời được câu hỏi số liệu được thu thập trong thời gian nào? Ở đâu?
    • Lưu ý: Số liệu thứ cấp có thể tồn tại trước khi tiến hành viết đề cương luận văn thạc sĩ.

Song song với việc cung cấp đầy đủ nội dung thiết yếu trong đề cương luận văn thạc sĩ, bạn cần phải đảm bảo bài viết của mình được trình bày hợp lý và logic nhất. Từ đó, giúp người đọc am hiểu sâu hơn về đề tài nghiên cứu của bạn. Nếu bạn vẫn chưa biết cách trình bày luận văn thu hút, hãy tham khảo hướng dẫn trình bày luận văn thạc sĩ nhé!

Xem tại đây những mẫu về nhận xét luận văn thạc sĩ chuẩn

2.2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan (độ dài 10 trang)

Cơ sở lý luận cho luận văn
Cơ sở lý luận cho luận văn

Các yếu tố giúp đảm bảo đề cương luận văn thạc sĩ hoàn chỉnh và chi tiết nhất cần có:

2.2.1. Nêu các định nghĩa, khái niệm, đặc điểm…

  • Nêu rõ tất các cả khái niệm, định nghĩa liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
  • Thứ tự cung cấp thông tin sẽ được sắp xếp theo: thế giới, Việt Nam, tỉnh/thành phố, địa phương tiến hành nghiên cứu.

2.2.2. Lý thuyết liên quan

  • Nêu các lý thuyết nền tảng liên quan được áp dụng trong đề tài và được áp dụng trong nghiên cứu đề tài.
  • Chỉ rõ khung lý thuyết này có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong thiết kế nghiên cứu.

2.2.3. Các nghiên cứu trước liên quan

  • Học viên cần trình bày rành mạch theo một hệ thống logic các vấn đề nhằm thể hiện ra được tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu.
  • Nêu rõ các nghiên cứu trước đó đã làm được những gì? Và những vấn đề còn tồn tại cần nghiên cứu tiếp là gì?
  • Phần này rất quan trọng nên bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng trong khoảng 2 - 5 trang. Trong đó, phần tổng quan chung chiếm ⅓ và các vấn đề nghiên cứu chiếm ⅔ tổng quan tài liệu.

2.2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu 

  • Căn cứ vào tổng quan lý thuyết và các tài liệu có liên quan, bạn có thể nêu lên được khung lý thuyết cho luận văn. Khung lý thuyết có tác dụng:
    • Giúp bạn hình thành ý tưởng cho để giải quyết câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
    • Đưa ra các phương pháp nghiên cứu phù hợp cho đề tài.

2.3. Phương pháp nghiên cứu (độ dài 5 trang)

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

Để hiểu hơn về phương pháp nghiên cứu, bạn cần làm sáng tỏ 6 vấn đề dưới đây.

2.3.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

  • Trong phần này, bạn cần trả lời được câu hỏi bạn sử dụng phương pháp nghiên cứu gì? Lý do tại sao sử dụng phương pháp nghiên cứu đó cho đề tài?
  • Các phương pháp nghiên cứu đã chọn cần được nêu cụ thể thiết kế nghiên cứu, chẳng hạn như: nghiên cứu cắt ngang (cross-study), nghiên cứu tình huống điển hình (case study), nghiên cứu xuôi thời gian (longitudinal study), hay quan sát (observation)...
  • Bên cạnh đó, bạn cũng cần cho độc giả biết được phương pháp thu thập dữ liệu và lý do chọn phương pháp đó.

2.3.2. Tổng thể và mẫu nghiên cứu

  • Tương tự như trên, phần này chúng ta cần phải giải quyết được câu hỏi: Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu nghiên cứu đã chọn là gì? Phân tích lý do tại sao chọn phương pháp, cỡ mẫu đó?
  • Bạn có thể đưa vào tiểu mục sau trong đề cương luận văn thạc sĩ:
  • Tổng thể mẫu
  • Kỹ thuật lấy mẫu
  • Cỡ mẫu

2.3.3. Công cụ nghiên cứu

Trong phần này, tác giả cần trình bày rõ phương pháp thiết kế công cụ nghiên cứu. Các công cụ nghiên cứu có thể kể đến là:

  • Bảng khảo sát (questionnaires)
  • Ma trận phân tích (EFE, IFE, SWOT, BCG, QSPM…)
  • Câu hỏi mở
  • Phiếu chấm điểm…
  • Phần mềm nghiên cứu: SPSS, Eview, Amos…

2.3.4. Các biến số nghiên cứu

Có 3 loại biến được sử dụng trong phương pháp nghiên cứu định lượng và hỗn hợp bao gồm:

  • Biến phụ thuộc
  • Biến độc lập
  • Biến điều tiết (nếu có)

2.3.5. Thu thập dữ liệu

  • Đề cương luận văn thạc sĩ cần trình bày rõ phương pháp và quy trình thu thu thập dữ liệu.
  • Trong đó, phải mô tả kỹ càng cho trường hợp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp.
  • Số liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp thường sẽ là những số liệu báo cáo sẽ được thu thập trong 03 năm gần đây. Nguồn dữ liệu này có thể được lấy từ: kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó, số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, số liệu của công ty tư vấn…
  • Số liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp giúp xác định trọng số của các yếu tố cấu thành năng lực… Số liệu này có thể là số liệu phỏng vấn, đo lường, kiểm định, phân tích…

2.3.6. Phân tích và xử lý dữ liệu

  • Phân tích và xử lý dữ liệu là phần rất quan trọng khi làm đề tài nghiên cứu.
  • Sau khi đã thu thập được các dữ liệu cần thiết, chúng ta cần trình bày các phương pháp xử lý số liệu, chẳng hạn như:
  • Có cần làm sạch dữ liệu không?
  • Phần mềm nào được sử dụng để nhập số liệu?
  • Kỹ thuật phân tích số liệu nào sẽ được sử dụng?
  • Có cần kiểm định thang đo, độ tin cậy không?
  • Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục là gì?

2.4. Dự kiến kết quả nghiên cứu

  • Trong nội dung này, bạn cần trình bày kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ đạt được theo từng mục tiêu nghiên cứu kèm theo kế hoạch thực hiện chúng.
  • Có thể trình bày kết quả dự kiến dưới dạng bảng, biểu tương ứng với mục tiêu cần đạt.
Hướng dẫn trình bày kết quả nghiên cứu
Hướng dẫn trình bày kết quả nghiên cứu

2.4.1. Phân tích thực trạng chủ điểm nghiên cứu

Khi phân tích thực trạng chủ điểm nghiên cứu trong đề cương luận văn thạc sĩ, bạn cần:

  • Tập trung vào phân tích thực trạng vấn đề đang nghiên cứu và mối quan hệ giữa các yếu tố.
  • Dự kiến kết quả đạt được sau khi thực hiện nghiên cứu, nói cách khác chính là tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
  • Lập các bảng biểu trống có các tên đề mục nhằm giúp định hướng cho việc phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu.

2.4.2. Dự kiến kết luận 

  • Đây là phần tổng hợp thông tin và đưa ra ý kiến, quan điểm của bản thân về đề tài. 
  • Sau khi đưa ra các giải pháp dựa trên việc bàn luận và kết quả dự kiến, người viết sẽ trình bày các bước tiến hành giải pháp. 
  • Trong phần này, người viết cần trình bày những nội dung cụ thể sau:
  • Ưu điểm, nhược điểm của nghiên cứu, quan điểm của tác giả và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
  • Đưa ra các kết luận dự kiến ngắn gọn theo mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu.
  • Đưa ra các giải pháp dựa trên kết quả đã đưa ra.

2.4.3. Kế hoạch thực hiện nghiên cứu

Trong phần nội dung này, bạn cần đưa ra một bảng kế hoạch thực hiện để kiểm soát và chủ động trong quá trình viết luận văn như:

  • Thời gian dự kiến viết đề cương luận văn thạc sĩ sơ bộ
  • Thời gian thu thập dữ liệu
  • Thời gian phân tích dữ liệu
  • Thời gian viết luận văn thạc sĩ
  • Thời gian thẩm định và hoàn thiện bài viết

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn mẫu kế hoạch thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ:

STT

NỘI DUNG

THỜI GIAN

ĐỊA ĐIỂM

KẾT QUẢ

KINH PHÍ

1

Đề cương sơ bộ

 

 

 

 

2

Thu thập dữ liệu

 

 

 

 

3

Báo cáo tiến độ

 

 

 

 

4

Nhập, xử lý và phân tích các dữ liệu

 

 

 

 

5

Kiểm định kết quả

 

 

 

 

6

Viết luận văn

 

 

 

 

7

Sửa báo cáo, thu thập thêm các dữ liệu

 

 

 

 

8

Hoàn thiện báo cáo

 

 

 

 

9

Nộp luận văn, đăng ký bảo vệ

 

 

 

 

2.5. Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham dẫn 
Tài liệu tham dẫn 

Dưới đây là một số ví dụ về cách ghi tài liệu tham khảo theo kiểu APA bạn có thể áp dụng trong đề cương luận văn thạc sĩ:

  • Tài liệu Tiếng Việt
    • Nguyễn Thị Cành (2004). Giáo trình Phương pháp và Phương pháp luận Nghiên cứu KHKT, NXB Đại học quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
    • Trần Đ V, Phạm T D và Nguyễn T L (2008). Báo cáo thử nghiệm cải tiến hệ canh tác nương rẫy tổng hợp của Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, Chương 21, Trong sách: “Canh tác nương rẫy tổng hợp, một góc nhìn”, (Chủ biên) Trần Đ V, B. T. Rambo, Nguyễn T L, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 25-48.
  • Tài liệu Tiếng Anh
    • Cone, J.D. and Foster, S.L. (1993). Dissertations & theses from start to finish: Psychology & related fields. American Psychological Association, Washington DC, 158 p.
    • Biays, J. S., Wershoven C. and Larway, L. (2000). Along These Lines–Writing Paragraphs & Essays, Canadian Edition, Prentice Hall Allyn & Bacon Canada, Scarborough, Ontario, 445 p.
  • Tài liệu Internet
    • Nguyễn Hưng (2008). Tạm 'đóng cửa' nhà máy Vedan, Bản tin XH của VnExpress ngày 07/10/2008, Truy cập ngày 08/10/2018 từ http://vnexpress.net/GL/Xahoi/2008/10/3BA07336. 
    • Ojo, G. O. S. and Ayuba, S. A. (2013). Combining ability & heterosis for aluminum stress tolerance of soybean roots & shoots grown in acid sand culture. DOI: 10.5897/JPBCS12.038, J, Plant Breeding & Crop Science, 5(1): 6-12. Retrieved from http://www.academicjournals.org/JPBCS/PDF/pdf%202013/Jan/Ojo%20and%20Ay uba.pdf . 
  • 3 lưu ý quan trọng khi viết danh mục tài liệu tham khảo bạn cần ghi nhớ
    • Cần đảm bảo nguyên tắc nhất quán về hình thức trích dẫn tài liệu tham khảo. Điều này, giúp cho đề cương luận văn thạc sĩ của bạn trở nên thống nhất và chỉnh chu hơn.
    • Bạn chỉ nên trích dẫn tài liệu tham khảo khi đã đọc hết tài liệu đó.
    • Bạn cần chú ý hạn chế trích dẫn tài liệu tham khảo từ luận án. Vì điều này có thể gây khó khăn cho người đọc khi muốn tìm nguồn kiếm những tài liệu này.

2.6. Đề xuất người hướng dẫn

  • Đề xuất người hướng dẫn là nội dung dành cho người hướng dẫn, hội đồng đưa ra những đề xuất, đánh giá, đóng góp cho đề cương luận văn thạc sĩ.
  • Từ những đóng góp này, người viết sẽ điều chỉnh để hoàn thiện bài luận văn. Nội dung này có thể bao gồm:
  • Ý kiến của người hướng dẫn
  • Ý kiến của Khoa/bộ môn
  • Ý kiến của hội đồng khoa học

Xem qua bài viết hướng dẫn viết đề cương luận văn thạc sĩ trên đây, bạn đã có những kiến thức cần thiết và cái nhìn tổng quát về cách xây dựng ý tưởng và hoàn thành bài luận văn thạc sĩ hoàn chỉnh. Tuy nhiên, với mỗi chuyên ngành nghiên cứu cụ thể, sẽ có cách làm đề cương luận văn thạc sĩ khác nhau. Nếu bạn đang theo học khối ngành kinh tế, hãy tham khảo ngay mẫu đề cương luận văn thạc sĩ kinh tế cụ thể và tiêu biểu nhất để có thêm nhiều ý tưởng thật hay nhé.

3. Top 5 mẫu đề cương xuất sắc

Để hiểu rõ hơn về cách làm đề cương luận văn thạc sĩ, Luận văn 1080 gửi đến bạn các mẫu đề cương luận văn thạc sĩ thu hút và được đánh giá cao giúp bạn hoàn thành tốt bài luận văn của mình.

3.1. Đề cương luận văn thạc sĩ Luật học

Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật
Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ luật

Nội dung chính: Những nội dung được đề cập trong đề cương luận văn thạc sĩ Luật học bao gồm: (tham khảo ảnh bên dưới)

Đề cương luận văn thạc sĩ luật học
Đề cương luận văn thạc sĩ luật học

Link tải miễn phí: https://docs.google.com/document/d/1-r-vxk4JojmCjv0dGNXyUf3ByBzvSl5q/edit

3.2. Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế

Mẫu đề cương chi tiết luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế
Mẫu đề cương chi tiết luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế

Nội dung chính: Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế bao gồm những nội dung sau: (tham khảo ảnh bên dưới)

Đề cương thạc sĩ kinh tế chuẩn xịn
Đề cương thạc sĩ kinh tế chuẩn xịn

Link tải miễn phí: https://docs.google.com/document/d/1bE8ntiguO_DavVk8hmqWGnEwCtxkGQf2/edit

3.3. Mẫu đề cương luận văn Y khoa

Mẫu đề cương chi tiết luận văn y khoa
Mẫu đề cương chi tiết luận văn y khoa

Nội dung chính: Nội dung được trình bày trong đề cương luận văn thạc sĩ Y khoa gồm có: (tham khảo ảnh bên dưới)

Đề cương luận văn y khoa chuẩn
Đề cương luận văn y khoa chuẩn

Link tải miễn phí: https://docs.google.com/document/d/1ogNwYWo4eiGrGQEltMR0__sjr_j-geky/edit#

 

3.4. Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng chi tiết nhẩt
Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng chi tiết nhẩt

Nội dung chính: Đề cương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng sẽ đề cập đến các yếu tố sau: (tham khảo ảnh bên dưới)

Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ ngân hàng
Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ ngân hàng

Link tải miễn phí: https://docs.google.com/document/d/1yxO1qRAbdpoKK-vlKpg-zSiiXY-nzhCq/edit?usp=drive_web&ouid=107838894209903472380&rtpof=true 

3.5. Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ Lịch sử

Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ lịch sử
Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ lịch sử

Nội dung chính: Những nội dung quan trọng trong đề cương luận văn thạc sĩ Lịch sử gồm những nội dung sau: (tham khảo ảnh bên dưới)

Đề cương luận văn thạc sĩ lịch sử chi tiết nhất
Đề cương luận văn thạc sĩ lịch sử chi tiết nhất

Link tải miễn phí: https://docs.google.com/document/d/1t4aEVscGujtMZwAfI_lZGSbX5DjhiIpq/edit

3.6. Mẫu đề cương luận văn thạc sĩ Luật Kinh tế

Đề cương Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”

Đề cương Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.Khái quát về bảo đảm tiền vay và tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.1.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay

1.1.1.2. Đặc điểm của bảo đảm tiền vay

1.1.1.3. Các biện pháp bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.2. Tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.2. Khái quát về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1.2.1.1. Khái niệm

1.2.1.2. Đặc điểm của xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1.2.2. Chủ Thể Và thẩm quyền tham gia xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1.3. Khung pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1.3.1. Các nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1.3.2. Quy trình, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

1.3.3. Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

KẾT LUẬN CHưƠNG 1

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

2.1.1. Thực trạng quy định về chủ thể và quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

2.1.1.1. Đối với biện pháp cầm cố tài sản

2.1.1.2. Đối với biện pháp thế chấp tài sản

2.1.1.3. Đối với biện pháp bảo lãnh

2.1.2. Thực trạng quy định về nguyên tắc, phương thức và thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

2.1.2.1. Các quy định về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

2.1.2.2. Các quy định về phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

2.1.2.3. Các quy định về thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

2.1.3. Thực trạng quy định về hậu quả của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

2.1.4. Thực trạng quy định về xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại

42.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

2.2.1. Các kết quả đạt được trong xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại

2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc và hạn chế, bất cập trong xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các ngân hàng thương mại

2.2.2.1. Vướng mắc trong việc thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý...15

2.2.2.2. Vướng mắc trong việc thực hiện phương thức xử lý tài sản đã thỏa thuận tại Hợp đồng

2.2.2.3. Các vướng mắc xử lý tài sản đối với khoản nợ đã bán cho VAMC

2.2.2.4. Các vướng mắc xử lý tài sản bảo đảm thông qua tố tụng, thi hành án

2.2.2.5. Các vướng mắc phát sinh về chính sách pháp luật khác có nguy cơ rủi ro cho các ngân hàng thương mại liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm

2.2.2.6. Các vướng mắc phát sinh khi thực hiện Nghị Quyết số 42/2017/QH14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

3.1. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

3.2. Các giải pháp nhằm tổ chức thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

3.2.1. Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có quản lý rủi ro của tài sản bảo đảm

3.2.2. Tăng cường vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

3.2.4. Các giải pháp khác

3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao công tác xử lý tài sản bảo đảm

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2. Những kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan

KẾT LUẬN

Tham khảo thêm các bài viết khác:

Cách làm slide bảo vệ luận văn thạc sĩ thu hút và bắt mắt

Tổng hợp các mẫu bìa luận văn thạc sĩ ấn tượng nhất

Bài viết trên đây đã chia sẻ các bước hướng dẫn trình bày và viết đề cương luận văn thạc sĩ chuẩn chỉnh và chi tiết nhất để bạn tham khảo. Hy vọng những thông tin này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích, có thể áp dụng vào đề cương luận văn thạc sĩ của mình và hoàn thành nó với một kết quả cao nhất. Chúc bạn thành công!

Nguyễn Tuyết Anh Tôi là Nguyễn Tuyết Anh - Job title: Trưởng phòng nội dung - Company: Luanvan1080 Group. Kể từ khi còn bé tôi đã rất yêu thích sách vở, nên khi lớn lên tôi quyết định tâm làm nên những nội dung thật hay thật ý nghĩa. Luận văn 1080 có thâm niên hoạt động hơn 10 năm với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng tinh thần làm việc trách nhiệm. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ Website: luanvan1080.com/ - Hotline: 096.999.1080 Bạn hãy tham khảo website https://luanvan1080.com/ để rõ hơn công việc của tôi nhé !
Bình luận đánh giá
Đánh giá

Zalo: 096.999.1080