Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và nâng cao vị thế của nhà trường qua đó khẳng định được về trình độ năng lực của giáo viên trong nhà trường, khẳng định vai trò học tập và rèn luyện của học sinh và sự đóng góp của nhà trường trong công tác giáo dục.
Tham khảo thêm các bài viết khác cùng chủ đề:
+ Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
+ Nội dung chủ yếu quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở nước ta
Quản lý là hoạt động đặc biệt, là yếu tố không thể thiếu được trong đời sống XH, gắn liền với quá trình phát triển, đặc biệt trong XH phát triển như hiện nay thì quản lý có vai trò rất lớn. Có nhiều cách tiếp cận quản lý khác nhau, ở mỗi cách tiếp cận, có những cách định nghĩa khác nhau.
“Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng) quản lý về các mặt chính trị, văn hoá, XH, KT... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”[27].
Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống: Quản lý là phương thức tác động có chủ định của chủ thể quản lý lên hệ thống bao gồm hệ các quy tắc ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội hợp lý của cơ cấu và đưa hệ sớm đạt mục tiêu.
Quản lý được hiểu ở những góc độ khác nhau, song vẫn được thống nhất: là hoạt động có ý thức của chủ thể quản lý nhằm điều khiển tác động lên đối tượng, khách thể quản lý để đạt được mục tiêu quản lý.
Bản chất quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý (chủ thể quản lý) đến người bị quản lý (khách thể quản lý) nhằm thực hiện mục tiêu chung. Trong GD đó là sự tác động của nhà quản lý GD đến GV, HS và các lực lượng khác trong XH nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu GD.
Toàn bộ quá trình quản lý được thực hiện thông qua các chức năng quản lý đó là: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Các chức năng quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau và diễn ra có tính chu kỳ trong khoảng thời gian, không gian xác định. Hệ thống thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý, được coi là mạch máu lưu thông giữa các bộ phận đảm bảo cho toàn bộ hệ thống hoạt động, đảm bảo sự thống nhất trong quản lý. Mối liên hệ giữa các chức năng và thông tin trong quản lý được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Ảnh 1 - Các chức năng và thông tin trong quản lý
Chức năng quản lý gắn liền với sự xuất hiện và sự tiến bộ của phân công hợp tác lao động trong quá trình phát triển sản xuất xã hội. Trong nền sản xuất thủ công riêng lẻ, một người thợ khi muốn làm ra một sản phẩm phải thực hiện cả một chuỗi những hành động liên tiếp theo quy trình sản xuất từ nguyên liệu đến sản phẩm. Chuyển sang nền sản xuất công nghiệp do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động diễn ra theo lối chia quá trình sản xuất thành nhiều công đoạn, mỗi công đoạn có nhiệm vụ thực hiện một dạng hoạt động sản xuất nhất định, được chuyên môn hóa tạo ra số lượng nhiều, chất lượng cao của sản phẩm. Phối hợp và liên kết cả dây chuyền sản xuất đó lại thành một hệ thống nhất theo một quy trình công nghệ liên tục tạo thành chức năng của hệ thống quản lý. Từ đó xuất hiện các hoạt động khác nhau trong một dây chuyền sản xuất ra một sản phẩm và chức năng quản lý ra đời.
Như vậy có thể hiểu chức năng quản lý là một dạng lao động chỉ huy, điều phối, kết hợp của chủ thể quản lý, sinh ra một cách khách quan từ đặc trưng lao động của khách thể quản lý.
Chức năng quản lý là một dạng lao động quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định. Chức năng quản lý có hai loại đó là: Chức năng chung và chức năng đặc thù.
Chức năng chung là chức năng mà bất cứ một chủ thể quản lý nào, bất cứ lĩnh vực nào, cấp quản lý nào cũng phải thực hiện.
Chức năng đặc thù là: Chức năng chỉ có với mỗi một hệ thống, đơn vị, tổ chức riêng biệt. Tuy có nhiều quan điểm khác nhau, song chúng tôi thấy rằng chức năng chung của quản lý được hội tụ và thống nhất ở bốn điểm sau đây:
Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng hạt nhân quan trọng nhất của quá trình quản lý. Kế hoạch được hiểu là tập hợp những mục tiêu cơ bản được sắp xếp theo một trình tự nhất định, logic với một chương trình hành động cụ thể để đạt được các mục tiêu đã được hoạch định. Kế hoạch đề ra xuất phát từ đặc điểm tình hình cụ thể của tổ chức và những mục tiêu định sẵn mà tổ chức có thể hướng tới và đạt theo mong muốn, dưới sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý.
Chức năng tổ chức: Là sắp xếp, bố trí một cách khoa học và phù hợp những nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực) của hệ thống thành một hệ toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng tương tác với nhau để đạt được mục tiêu của hệ thống một cách tối ưu nhất, hiệu quả nhất. Đây là một chức năng quan trọng, đảm bảo tạo thành sức mạnh của tổ chức để thực hiện thành công kế hoạch.
+ Chức năng chỉ đạo: Chức năng này có tính chất tác nghiệp, điều chỉnh, điều hành hoạt động của hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định phải bám sát các hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ thống đúng tiến trình, đúng kế hoạch đã định. Đồng thời phát hiện ra những sai sót để kịp thời sửa chữa, uốn nắn không làm thay đổi mục tiêu, hướng vận hành của hệ thống nhằm giữ vững mục tiêu chiến lược mà kế hoạch đã đề ra.
Chức năng kiểm tra đánh giá: Thu thập những thông tin ngược từ đối tượng quản lý trong quá trình vận hành của hệ thống để đánh giá xem trạng thái của hệ thống đã đến đâu, xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt đến mức độ nào? Trong quá trình kiểm tra kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa mục tiêu, đồng thời tìm ra nguyên nhân thành công, thất bại giúp cho chủ thể quản lý rút ra được bài học kinh nghiệm để thực hiện cho quá trình quản lý tiếp theo.
Tổng hợp các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình quản lý. Nội dung lao động của đội ngũ cán bộ quản lý là cơ sở để phân công lao động quản lý giữa những cán bộ quản lý và là nền tảng hình thành cấu trúc của sự quản lý. Điều đáng chú ý là trong quá trình quản lý người quản lý phải thực hiện một dãy chức năng kế tiếp nhau một cách logic, bắt buộc. Bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ quản lý cho đến khi kiểm tra kết quả đạt được và tổng kết quá trình quản lý. Mỗi quá trình quản lý xảy ra trong một thời gian cụ thể của một chu trình quản lý nhất định. Trong một chu trình quản lý các chức năng kế tiếp nhau và độc lập với nhau chỉ mang tính tương đối bởi vì một số chức năng có thể diễn ra đồng thời hoặc kết hợp với việc thực hiện các chức năng khác.
Chúng ta đã biết quản lý giáo dục là một hoạt động có ý thức của nhà quản lý nhằm đạt tới mục tiêu quản lý. Nhà quản lý cùng với đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội bằng những hành động của mình biến các mục tiêu đó thành hiện thực. Quản lý hoạt động dạy - học là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần vào sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.Quản lý hoạt động dạy - học là nhiệm vụ trọng tâm của Hiệu trưởng, của BGH trong nhà trường, như vậy chất lượng GD của một nhà trường có được là do yếu tố dạy và học quyết định, do vậy quản lý hoạt động dạy và học giữ vai trò trung tâm trong các hoạt động GD của nhà trường, bởi đây là hoạt động tổ chức điều khiển học sinh hình thành các phẩm chất năng lực, hình thành trí tuệ, hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và sự phát triển nhân cách nói chung.Như vậy người Hiệu trưởng nhà trường cần phải xây dựng được kế hoạch năm học chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện đầy đủ các nội dung chương trình học, đúng về thời gian, tiến độ, đảm bảo về chất lượng, đảm bảo tính toàn diện giữa các bộ môn, đảm bảo đúng kiến thức chương trình của các bộ môn,vừa mang tính cơ bản và tính hiện đại đáp ứng được mục tiêu của GD đề ra, và yêu cầu đổi mới hiện nay. Bồi dưỡng học sinh giỏi bằng con đường dạy học các môn.Chính vì thể quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG cũng là một nhiệm vụ trong hoạt động quản lý trong nhà trường THPT.
1.3.1. Vai trò của Hiệu trưởng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Trong luật Giáo dục có nêu rõ: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, có thời hạn nhiệm kỳ 5 năm” [24]. Trong Điều lệ trường THPT cũng nêu rõ nhiệm kỳ công tác giữ chức vụ không quá 10 năm (2 nhiệm kỳ) trên một đơn vị. Người hiệu trưởng là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị vững vàng, được đào tạo nghiệp vụ quản lý, được các cấp có thẩm quyền công nhận cấp phát các văn bằng theo quy định về luật bổ nhiệm cán bộ quản lý. Như vậy vai trò của người hiệu trưởng rất quan trọng, là người đứng đầu chịu trách nhiệm của mình trước cấp trên, trước nhân dân, trước sự phát triển về sự nghiệp giáo dục trong một nhà trường, là người chèo lái con thuyền của sự nghiệp Giáo dục trong một cơ quan, mọi quyết định của hiệu trưởng đều là chính sách, chiến lược là sự sinh tồn trong một nhà trường. Với những nhiệm vụ, và điều kiện tiên quyết như vậy hiệu trưởng còn có những vai trò rất quan trọng là: Tư vấn và hướng dẫn chuyên môn cho các giáo viên, cho các nhà giáo dục ngoài nhà trường; tư vấn cho phụ huynh học sinh nhà trường; là nhà nghiên cứu, ứng dụng triển khai các hoạt động khoa học phục vụ dạy học; là người đi đầu trong mọi hoạt động đổi mới nội dung dạy học, phương pháp dạy học; chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ đổi mới phương pháp dạy học; đánh giá, kịp thời động viên, khen thưởng, tạo động lực cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Xây dựng bộ máy nhà trường, bao gồm ra các quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó về chuyên môn và văn phòng, thực hiện các kế hoạch và nhiệm vụ năm học, đề xuất các thành viên trong Hội đồng trường.
Quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, quản lý học sinh, thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên hợp đồng trong nhà trường.
Quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường, tổ chức triển khai đánh giá và xếp loại giáo viên, nhân viên hàng năm theo các quy định về chuẩn giáo viên, nhân viên. Quản lý tài chính và cơ sở vật chất, các trang thiết bị giáo dục trong nhà trường. Nâng cao trình độ lý luận trong đội ngũ giáo viên của nhà trường về việc nhận thức và thực hiện các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo mọi điều kiện cho đội ngũ giáo viên được tham gia trong quá trình quản lý của nhà trường. Sự phát triển của đội ngũ nhà giáo trong một nhà trường về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho giáo viên được đi đào tạo bồi dưỡng các kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình qua các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Trong giai đoạn hiện nay trước sự phát triển về công nghệ, trước sự phát triển về kinh tế và sự hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, vậy vai trò của người Hiệu trưởng lại càng phải năng động hơn, quyết sách hơn trong các chính sách chiến lược của một nhà trường.Giáo dục đang trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện mà đã được Đảng ta đã xác định ở Nghị quyết TW 29. Đổi mới từ phương pháp, đến cách dạy, cách học, và cách thi cử Như vậy Giáo dục chúng ta đang được thay đổi một cách toàn diện. Đứng trước những yêu cầu đó Hiệu trưởng phải là người có tâm, có tầm và có đủ khả năng, năng lực đáp ứng những yêu cầu đổi mới của ngành, của sự hội nhập quốc tế trong việc xây dựng và phát triển các nguồn nhân lực để từ đó có những chính sách động viên khuyến khích nhằm thu hút những nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp giáo dục của nhà trường nơi mình đảm nhiệm trách nhiệm.
Xây dựng các chính sách chiến lược và xây dựng tầm nhìn đối với sự phát triển của một nhà trường, một cơ sở Giáo dục, mà trong đó chất lượng giáo dục được đặt lên hàng đầu của một nhà trường. Như vậy để xác định được tầm nhìn chiến lực người Hiệu trưởng phải xây dựng được lực lượng nòng cốt đó là chất lượng của đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp đạt chuẩn và trên chuẩn, xây dựng và phát triển được nòng cốt về chất lượng học tập chất lượng cao mà ở đó không thể thiếu đó là đội ngũ học sinh giỏi, và việc thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường THPT. Thực hiện các quyết định của Hội đồng trường về các quyết sách chiến lược được qui định tại khoản 3 điều 20 của điều lệ trường TH. Như vậy với các yêu cầu về sự đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay thì Hiệu trưởng có vai trò hết sức quan trọng trong việc nhận thức, nắm bắt thời cơ, cơ hội để thực hiện nhiệm vụ, ra các quyết định, và chịu trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước cấp trên và trước sự phát triển của ngành Giáo dục.
1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Trong giai đoạn hiện nay đất nước của chúng ta đang đứng trước một xã hội tương lai: Xã hội thông tin và xã hội học tập, mà ở đó mỗi một con người phải xác định cho mình một tương lai trên cơ sở của một nền giáo dục tốt, để từ đó hình thành nên những năng lực, phẩm chất tốt đẹp của một người công dân xứng đáng là là vị trí trung tâm của sự phát triển. Mục tiêu của việc quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở các nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng là tạo ra một kết quả tốt, tạo ra những con người có tư duy trí tuệ cao, do vậy nhà quản lý phải có sự đầu tư ban đầu về đội ngũ, về chương trình bồi dưỡng, về CSVC và trang thiết bị dạy học, và biết kết hợp hài hòa các điều kiện bên trong và bên ngoài nhà trường để tạo ra một sức mạnh tổng hợp mới có thể đạt được kết quả tốt trong hoạt động bồi dưỡng HSG. Các nội dung cần quản lý bao gồm:
Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG
Việc phát triển đội ngũ nhà giáo có kiến thức chuyên sâu là nhiệm vụ hàng đầu để tạo ra nguồn xây dựng đội ngũ kế cận đáp ứng những yêu cầu về bồi dưỡng HSG ở trường THPT. Trong hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPT để có được kết quả cao thì cần thiết phải phát triển đội ngũ nhà giáo có kiến thức vững vàng đáp ứng được việc tham gia bồi dưỡng HSG. Khâu phát triển đội ngũ này phải được chỉ đạo có kế hoạch chi tiết của BGH nhà trường. Việc phát triển đội ngũ trong nhà trường là sự vận động đi lên, cái mới thay thế cái cũ, sự vận động đó có thể từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp để từ chưa hoàn thiện về đội ngũ đến việc hoàn thiện về đội ngũ. Khi bàn đến sự phát triển về nguồn nhân lực là tạo ra sự bền vững về hiệu quả của công tác, trong nhà trường sự phát triển của đội ngũ giáo viên được coi là trọng tâm của vấn đề quản lý, nó có liên quan mật thiết với sự phát triển nguồn nhân lực, việc phát triển đội ngũ giáo viên là tạo ra một nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đồng bộ về chuyên môn, có phát triển được đội ngũ giáo viên mới tạo ra được khâu đột phá trong hoạt động bồi dưỡng HSG. Tóm lại:Trong nhà trường muốn nâng cao được chất lượng bồi dưỡng HSG, thì cần phải đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường mình theo kế hoạch cụ thể và điều kiện cụ thể. Đây là nội dung cơ bản để phát triển đội ngũ nhà giáo trong hoạt động bồi dưỡng HSG ở nhà trường THPT.
Quản lý về kế hoạch nội dung chương trình bồi dưỡng
Trong hoạt động bồi dưỡng HSG một vấn đề được đặt ra là chương trình bồi dưỡng và quản lý chương trình bồi dưỡng. Chương trình bồi dưỡng được coi như là xương sống của toàn bộ hoạt động bồi dưỡng HSG, để có được kết quả cao thì BGH phải có những chỉ đạo sát sao làm sao cho tổ chuyên môn xây dựng được một khung chương trình bồi dưỡng HSG theo các yêu cầu được đặt ra của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, và các yêu cầu của đề thi HSG. Với chương trình bồi dưỡng đã được thiết kế xây dựng thành bộ khung hoàn chỉnh, việc thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng để đạt được mục tiêu đề ra chúng ta cần phải có khâu quản lý chương trình một cách chặt chẽ, đây cũng là những yêu cầu đặt ra cho BGH, cho tổ chuyên môn cần quan tâm.Như vậy không thể không nói đến việc quản lý chương trình bồi dưỡng HSG. Một vấn đề được đặt ra cho các nhà quản lý phải quản lý chương trình bồi dưỡng như thế nào để có hiệu quả có khả năng đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục.
Quản lý về thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
Để đảm bảo hoạt động bồi dưỡng HSG được thực hiện đúng tiến độ, lộ trình không bị gián đoạn, không bị cắt xén về chương trình, nội dung đã được lập theo kế hoạch. Để đảm bảo các điều kiện đó thì BGH phải xây dựng được các công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát về việc thực hiện chương trình bồi dưỡng. Trước hết BGH cần phải kiểm tra về:
- Công tác kế hoạch của tổ chuyên môn: Đã xác định hình thành các mục tiêu, nội dung chương trình, đề ra các phương pháp, và lực chọn các phương pháp khả thi tốt nhất hay chưa.
- Công tác tổ chức: Việc tổ chức thực hiện của BGH đến tổ chuyên môn và các giáo viên tham gia dạy đội tuyển được thực hiện như thế nào? Đã thực hiện hóa các mục tiêu và phương pháp đã lựa chọn, thực sự đã tạo ra sức mạnh tổng hợp trong nhà trường về công tác bồi dưỡng HSG hay chưa.
- Công tác chỉ đạo: Tổ chuyên môn đã chỉ đạo việc thực hiện nội dung, chương trình kế hoạch đã đề ra đối với giáo viên trong tổ, giáo viên đã thực hiện nội dung chương trình như thế nào, như việc chi tiết hóa kế hoạch thành các bài soạn, giảng, kiểm tra đốn đốc, động viên, khích lệ đối với học sinh tham gia bồi dưỡng HSG.Trên cơ sở đó BGH điều chỉnh kế hoạch sao cho được hợp lý, đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động bồi dưỡng HSG.
- Công tác kiểm tra giám sát: Nhằm đánh giá về việc thực hiện kế hoạch, nội dung bồi dưỡng HSG để điều chỉnh, bổ xung đảm bảo được kết quả của tốt nhất của quá trình bồi dưỡng HSG. Để phát huy được hết các điều kiện đảm bảo cho công tác bồi dưỡng HSG thì việc huy động mọi nguồn lực của xã hội là một yếu tố quan trọng cần được quan tâm, để xây dựng các điều kiện và nguồn lực, phát huy sức mạnh của nội lực nhà trường và bên ngoài nhà trường, nhằm xây dựng được kinh phí hoạt động cho việc tham gia bồi dưỡng HSG của các giáo viên và học sinh trong nhà trường, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng bổ xung CSVC và các trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng HSG.
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta muốn xây dựng được một chất lượng GD tốt giữ ổn định vị thế của nhà trường thì hoạt động bồi dưỡng HSG là một trong những yếu tố không thể thiếu. Để đáp ứng được những yêu cầu đổi mới hiện nay và thu được kết quả tốt thì công tác quản lý cần phải được tiến hành song song bốn nội dung cơ bản đó là:Phát triển đội ngũ giáo viên bồi dưỡng HSG đáp ứng yêu cầu theo hướng đổi mới chương trình giáo dục (xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà trường, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng về trình độ CNTT, kỹ năng tổ chức các hoạt động trong công tác bồi dưỡng HSG vv...). Xây dựng được một khung chương trình chuẩn có sự tham gia chỉ đạo, định hướng của BGH, tổ chuyên môn và các giáo viên. Có đủ các điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng HSG được thực hiện theo đúng kế hoạch, nội dung và lộ trình của nó, cuối cùng là chúng ta cần quản lý các nội dung đó một cách khoa học, như vậy thì hoạt động bồi dưỡng HSG mới có điều kiện để thực hiện được mục tiêu đề ra của nhà trường.
Trên cơ sở khung chương trình bồi dưỡng được Sở GD&ĐT ban hành, nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết theo những chuyên đề, theo những nội dung đã được quy định, như thế BGH và tổ chuyên môn bán sát vào nội dung đó lập kế hoạch giám sát cụ thể với từng nội dung, từng chuyên đề và việc triển khai thực hiện theo tiến độ của từng từng chuyên đề kế hoạch đó.
Quản lý các nguồn lực thực hiện bồi dưỡng
Để quá trình hoạt động trình bồi dưỡng HSG ở trường THPT được đảm bảo đúng như kế hoạch, đúng tiến độ, đúng nội dung, bám sát được chương trình và đạt được hiệu quả và mục tiêu đề ra, thì Hiệu trưởng nhà trường cần phải có kế hoạch quản lý các nguồn lực hợp lý, các nguồn lực đó bao gồm.
Quản lý tài chính: Hiệu trưởng nhà trường cần có kế hoạch chi tiêu tài chính một cách hợp lý, cần có kế hoạch phân bổ nguồn ngân sách cho các nội dung trong các hoạt động nhà trường đúng nguyên tắc về tài chính và phải xác định được những mục tiêu trọng tâm cần đầu tư ngân sách nhiều hơn. Nhất là chất lượng GD của nhà trường đặc biệt hoạt động bồi dưỡng HSG đóng vai trò rất qua trọng nó thúc đẩy sự đi lên của nhà trường.
Quản lý về CSVC và các trang thiết bị dạy học: Hai yếu tố này là một trong những nội dung không thể thiếu trong hoạt động bồi dưỡng HSG, nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong kết quả của việc thực hiện hoạt động giảng dạy và học tập của nhà trường Quản lý về các nguồn nhân lực (nhân lực, tài lực và vật lực), ba yếu tố này không thể thiếu được trong quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng HSG ở các nhà trường.
Yếu tố môi trường giáo dục là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục, nó tạo ra ở đó sự phát triển, hay thu hẹp về sự phát triển về tư duy, sáng tạo của học sinh. Yếu tố môi trường giáo dục tác động trực tiếp đến tâm sinh lý của học sinh, tạo ra cho học sinh những kiến tạo, những khả năng tư duy mới, những cách giải độc đáo trong việc tìm tòi lời giải cho một bài toán, hay một vấn đề về khoa học, tạo ra sự hưng phấn trong quá trình học tập. Trong công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT môi trường là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập của các em. Vậy các yếu tố đó là gì, đó là các yếu tố về đội ngũ các thầy cô có đầy đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được những yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, các yếu tố về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là những yếu tố tạo ra một môi trường học tập tốt trong một nhà trường, với các bộ môn bồi dưỡng HSG liên quan đến thực hành (như môn Vật lý, môn Hóa hay môn Tin hoặc môn Sinh...) thì quyết định đến kết quả đạt hay không đạt trong các kỳ thi HSG cấp tỉnh trở lên. Ngoài các yếu tố đó thì môi trường sư phạm, quang cảnh nhà trường cũng là những yếu tố tác động đến quá trình học tập của các em.
Gia đình cũng là một trong những tác động trực tiếp đến việc học tập của các em, nó có thể tạo động lực và thúc đẩy quá trình học tập của học sinh, một gia đình luôn có những quan tâm đến việc học tập của con em mình, tạo mọi điều kiện cho việc học tập, động viên khích lệ kịp thời hoặc chỉ ra những sai sót cần khắc phục trong quá trình học tập sẽ thúc đẩy một cách mạnh mẽ đến khả năng học tập của các em. Môi trường hòa thuận trong một gia đình là yếu tố quan trọng nó tác động tích cực đến quá trình tư duy học tập của các em. Như vậy môi trường gia đình là sự cần thiết trong quá trình phát triển trí tuệ của học sinh.
Ngoài các môi trường giáo dục, các yếu tố tác động của gia đình đến quá trình của học sinh, thì yếu tố xã hội cũng là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí tuệ và nhân cách của học sinh. Trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, do vậy các yếu tố như văn hóa, lối sống, hay quá trình giáo dục cũng phải thay đổi để đáp ứng những yêu cầu của một nền văn minh hiện đại trên tất cả các lĩnh vực mà giáo dục có ở trong đó.Như chúng ta đã thấy thời đại của chúng ta là thời đại của CNTT, vậy điều gì tạo nên sự tuyệt vời đó, đó là khoa học, là sự học tập không ngừng của loài người.Do vậy giáo dục là con đường để khoa học đi tiếp, mà trong đó là sự học tập, là sự sáng tạo về trí tuệ để tạo ra các sản phẩm thông minh phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Một trong những đóng góp để tạo ra một nền khoa học đó là sự học tập mà trong đó ngay từ đầu chúng ta cần phải chú ý đến việc xây dựng chương trình, kế hoạch học tập ngay ở trường THPT.Việc tạo ra những điểm sáng trong các trường THPT là việc tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào việc nghiên cứu khoa học, các cuộc thi phát triển tài năng,như vậy việc đầu tư để phát triển một nguồn nhân tài có trí tuệ cao là không thể thiếu trong mỗi nhà trường đó là công tác bồi dưỡng năng lực trí tuệ cho học sinh, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Việc đứng trước một xã hội phát triển như vũ bão về công nghệ vv..., nó tác động trực tiếp đến quá trình học tập của học sinh, thu hút các em vào quá trình nghiên cứu khoa học, nó ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc hình thành và phát triển trí tuệ của các em, đây cũng là các tác động mà xã hội đem lại mà cúng ta đang cần phải học tập.
Ngoài các yếu tố nêu ở trên thì các yếu tố sau đây cũng ảnh hưởng đến quá trình bồi dưỡng HSG trong các nhà trường THPT các yếu tố về quy chế dạy và học: Là các chủ trương, chính sách pháp luật Nhà nước là điều kiện để thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Năng lực của đội ngũ giáo viên: Đây là yếu tố quan trọng trong việc thành hay bại ở công tác bồi dưỡng HSG Yếu tố đầu vào của học sinh: Chất lượng tuyển đầu vào là nhân tố quan trọng trong việc xác định lựa chọn những học sinh để bồi dưỡng đội tuyển HSG. Trường THPT Mỹ Văn, đóng trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ là một trường miền núi có chất lượng tuyển đầu vào hàng năm điểm TB là 17,5 điểm, số điểm cao không nhiều, đây là một khó khăn đối với nhà trường trong công tác lựa chọn bồi dưỡng HSG. Yếu tố nguồn lực tài chính cũng là vấn đề tác động trực tiếp đến việc thực hiện thi đua khen thưởng trong công tác bồi dưỡng HSG. Sự động viên kịp thời đối với đội ngũ giảng dạy và những học sinh có thành tích trong quá trình học tập là một trong những nội dung không thể thiếu trong quá trình phát triển của một nhà trường.
Đặng Quốc Bảo (2010), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Đặng Quốc Bảo (2010), Phát triển nguồn nhân lực và chỉ số phát triển con người. Tập bài giảng cao học Quản lý giáo dục, Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bộ Chính trị (1979), Nghị quyết số 14-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IV, năm 1979.
Bộ GD&ĐT, Tài liêu tập huấn thường xuyên modul 39
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường. Ban hành theo quyết định số: 04/2000/QĐ-BGD&ĐT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Hệ thống các văn bản pháp luật ngành Giáo dục - Đào tạo Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học. Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT- BGD&ĐT ngày 28/03/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế chọn học sinh giỏi Quốc gia.Ban hành Thông tư số: 56/2011/TT-BGDĐT ngày 25/11/2011.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Ban hành kèm theo thông tư số: 58/2011/TT-BGD&ĐT ngày 2/12/2011.
Nguyễn Phúc Châu (2000), Quản lý nhà trường. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Quốc Chí 2007, Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục, Giáo trình Cao học QLGD khóa 6, ĐHQG Hà Nội.
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2014), Đại cương khoa học quản lý. Nxb ĐHQG Hà Nội. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012.
Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giá trong giáo dục dạy học.Tập bài giảng cao học Quản lý giáo dục, ĐHDG- ĐHQG Hà Nội.
Nguyễn Đức Chính (2011), Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục.
Nguyễn Đức Chính (2014), Quản lý chất lượng trong giáo dục và đào tạo.
Nguyễn Lân Dũng (1946), Bác Hồ với Quốc Hội, Báo cứu quốc số 411, ngày 20/11/1946
Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục, Hà Nội Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng toàng quốc lần thứ XI, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Kết luận của hội nghị BCH TW lần thứ VI (khóa VIII), Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết hội nghị BCH TW lần thứ II (khóa III), Hà Nội.
Trần Khánh Đức (2014), Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại- phát triển năng lực và tư duy sáng tạo. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (2015), Sở GD&ĐT Quyết định số: 3006/QĐ-SGDĐT ngày 28/8/ 2015.
Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Đặng Xuân Hải (2010), Quản lý sự thay đổi trong giáo dục. Tập bài giảng cao học Quản lý giáo dục, Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Trọng Hậu (2011), Đại cương khoa học quản lý. Tập bài giảng cao học Quản lý giáo dục, Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 4. Nxb Chính trị Quốc gia.
Hoa Kỳ, Luật bang Georgia định nghĩa về HSG.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục.Tập bài giảng cao học Quản lý giáo dục, ĐHGD-ĐHQG Hà Nội.
Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, về đổi mới căn bản và toàn diện GD. Nghị quyết số 40/NQ/2000/QH13 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội về “ Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”.
Quốc hội (2010), Luật Giáo dục. Nxb Lao động, Hà Nội. Thân Nhân Trung, Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên Đại Bảo thứ ba.
Từ điển Tiếng Việt (2001). Nxb Giáo dục Hà Nội.
Từ điển Tiếng việt 1997. Nxb Đà Nẵng
YYến Chi
Em đang làm luận văn đề tài quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi. Bên mình có bài luận văn mẫu nào không/ Cho e xin mẫu tham khảo với ạ
Trả lời5 years ago
QQuang Tuyền
Cho m xin mẫu LV đề tài quản lý hoat động bồi dưỡng học sinh giỏi với ạ tuyennxqn@gmail.com
Trả lời5 years ago
Du học thạc sĩ Đài Loan
11/09/2024 | Nguyễn Tuyết Anh
Có nên học thạc sĩ điều dưỡng không?
10/09/2024 | Nguyễn Tuyết Anh
Học phí thạc sĩ đại học Sư Phạm TPHCM
09/09/2024 | Nguyễn Tuyết Anh
Vừa học thạc sĩ vừa đi làm
22/08/2024 | Nguyễn Tuyết Anh
Thạc sĩ tâm lý học online
21/08/2024 | Nguyễn Tuyết Anh