Hướng Dẫn Chi Tiết Xử Lý Câu Hỏi Nhiều Lựa Chọn Trong SPSS Cực Đơn Giản!

Nguyễn Tuyết Anh 14/04/2023 Tài liệu phân tích định lượng
Hướng Dẫn Chi Tiết Xử Lý Câu Hỏi Nhiều Lựa Chọn Trong SPSS Cực Đơn Giản!
5/5 (7 đánh giá) 2 bình luận

Tùy theo mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng ta sử dụng nhiều dạng câu hỏi khác nhau nhằm thu thập thông tin của đối tượng được khảo sát. Một dạng câu hỏi khá phổ biến hay được sử dụng đó là câu hỏi nhiều lựa chọn trong SPSS. Vậy xử lý câu hỏi nhiều lựa chọn trong SPSS là gì?

Mã hóa câu hỏi này hơi phức tạp hơn so với các câu hỏi 1 trả lời. Nhiều bạn thắc mắc khi xem các hướng dẫn trên mạng, bài thì mã hóa theo con số giá trị, bài lại mã hóa theo dạng nhị phân 0 1, vậy dạng nào mới đúng.

Quay lại câu hỏi ban đầu, theo các tài liệu trên Internet, có bài thì mã hóa theo con số giá trị, bài lại mã hóa theo dạng nhị phân 0 1, vậy dạng nào mới đúng. Câu trả lời là dạng nào cũng đúng cả, kiểu mã hóa nào bạn thấy tiện lợi và dễ hiểu thì bạn cứ sử dụng. Cụ thể ở đây, câu 1 mình sẽ mã hóa theo con số giá trị, câu 2 mình mã hóa theo dạng nhị phân 0 1.

 

1. Cách mã hóa, nhập liệu cho câu hỏi có nhiều lựa chọn

Bài viết này có 2 điểm các bạn cần lưu ý:

Lưu ý 1: Có 2 cách mã hóa câu hỏi nhiều lựa chọn: dạng mã hóa theo con số giá trị và dạng mã hóa theo hệ nhị phân 0 1.

Lưu ý 2: Mã hóa dạng nhị phân 0 1, các bạn nên đặt tên biến là tên giá trị để bảng kết quả trực quan hơn.

Ví dụ về cách mã hóa câu hỏi có nhiều lựa chọn:

Với 1 câu hỏi có nhiều lựa chọn như sau

Nhập liệu spss

Dưới đây là bảng mã hóa trong SPSS cho 2 câu hỏi trên:

Nhập liệu spss

 

Câu số 1 có 7 lựa chọn trả lời, chúng ta sẽ tạo 7 câu hỏi nhỏ tương ứng: C1.1, C1.2... cho đến C1.7. Tương tự với câu số 2. Ô value các bạn nhập vào các lựa chọn trả lời của từng câu hỏi.

 

Nhập liệu spss

Mình có bảng nhập liệu như trong hình ở dưới (mình ví dụ 10 người):

 Nhập liệu spss

Khi thực hiện nghiên cứu, phân tích, thống kê, chắc chắn bạn sẽ nhiều loại biến khác nhau. Có thể là biến kiểm soát, biến trung gian, biến độc lập, biến phụ thuộc,... Nếu không thể phân biệt được các biến này thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc mắc những sai lầm đáng tiếc trong thực hiện nghiên cứu. Vì thế, bạn hãy tham khảo các bài viết tại website Luận văn 1080 để hiểu hết về chúng càng sớm càng tốt nhé!

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc làm bài trên phần mềm SPSS? Bạn cần đến dịch vụ xử lý dữ liệu để giúp mình xóa bỏ những rắc rối về lỗi gây ra khi không sử dụng thành thạo phần mềm này? Khi gặp khó khăn về vấn đề phân tích kinh tế lượng hay gặp vấn đề về chạy SPSS, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

2. Các bước chạy thống kê tần số cho câu hỏi nhiều lựa chọn

Bước 1

Trước hết, cần định nghĩa biến tập hợp các câu hỏi con lại với nhau. Các bạn vào thẻ Analyze > Multiple Response > Define Variable Sets:

Nhập liệu spss

Bước 2:

Với câu 1 - mã hóa theo con số giá trị. Sau khi đưa các biến con qua mục Variable in Set, các bạn tích chọn vào mục Categories. Lúc này, 2 mục Range ... through ... sẽ sáng lên để bạn nhập dãy dữ liệu vào. Dãy dữ liệu của bạn đi từ 1 đến 7 (chính là 7 giá trị của biến), nên bạn sẽ điền giống như trong bảng sau, sau đó nhập Name + Label cho biến và nhấn nút Add:

Nhập liệu spss

Với câu 2 - mã hóa theo dạng nhị phân 0 1. Sau khi đưa các biến con qua mục Variable in Set, các bạn tích chọn vào mục Dichotomies. Lúc này, ô mục Counted value sẽ sáng lên để bạn nhập giá trị được đếm vào. Bạn muốn SPSS thống kê số người CÓ đi đến địa điểm đó, bạn nhập giá trị đếm là 1 (vì ban đầu bạn đặt giá trị: 0 - không đi, 1 - có đi, nên ở đây bạn sẽ phải nhập vào là 1), bạn muốn thống kê số người KHÔNG đi đến địa điểm đó, bạn nhập giá trị đếm là 0. Mình muốn thống kê số người CÓ ĐI, nên mình sẽ nhập vào là 1. Đặt tên cho Name + Label, sau đó nhấn Add:

Nhập liệu spss

Nhập liệu spss

Kết quả ở mục Multiple Response Sets sẽ có 2 biến mới được tạo ra như trong hình. Nhấn vào Close để đóng bảng.

Nhập liệu spss

Bước 3

Hoàn thành tới bước trên này coi như đã xong phần tạo biến, chúng ta đi vào phần thực hiện thống kê tần số. Vào thẻ Analyze > Multiple Response > Frequencies:

Nhập liệu spss

Đưa các biến mới tạo qua bên mục Table(s) for. Cụ thể trong trường hợp này là biến CAU1 và biến CAU2. Chọn OK:

Nhập liệu spss

  • Kết quả xuất ra sẽ có 2 bảng tần số như trong hình bên dưới. Cột Percent là thương số giữa số đáp án của giá trị với tổng số đáp án của tất cả các giá trị. Ví dụ: có 6 đáp án được đánh vào giá trị số 1 - iPhone, tổng số đáp án đánh vào tất cả các giá trị từ 1 đến 7 là 26 (do 1 người có thể chọn nhiều đáp án), khi đó phần trăm của giá trị iPhone là 6/26 = 23.1%. Tương tự cho các giá trị khác.
  • Xử lý câu hỏi nhiều sự lựa chọn trong SPSS là cách mã hóa dữ liệu giúp quan sát dễ dàng hơn. Đó chưa hẳn là tất cả trong SPSS, để đưa ra được kết luận đáng tin cậy cho những dữ liệu được đưa vào bạn cần biết đến tương quan, hồi quy, T-Test, ancova là gì?,... Việc trì hoãn tiếp thu kiến thức mới sẽ chỉ khiến bạn càng gặp trở ngại về sai. Vì thế, hãy xem các bài viết về những nội dung quan liên quan và dành nhiều thời gian nghiên cứu càng sớm càng tốt!

3. Cách đọc bảng kết quả câu hỏi sau khi mã hóa

Cột Percent of Cases là thương số giữa số đáp án của giá trị với tổng số người được khảo sát (mẫu nghiên cứu). Ví dụ: có 6 đáp án được đánh vào giá trị số 1 - iPhone, tổng số người tham gia khảo sát là 10, khi đó phần trăm của giá trị iPhone là 6/10 = 60%. Tương tự cho các giá trị khác.

Nhập liệu spss

Bảng kết quả của câu 1 nhìn có vẻ trực quan hơn vì các giá trị được liệt kê theo tên (iPhone, Samsung, Sony...). Trong khi đó bảng số 2 hơi khó đọc kết quả hơn và SPSS lấy tên biến chứ không lấy giá trị, đây là đặc trưng của kiểu mã hóa dạng 2. Do đó, nếu bạn chọn kiểu mã hóa 2, bạn nên đặt tên biến là tên giá trị. Dưới đây là bảng thống kê sau khi mình đổi tên biến câu 2 từ C2.1, C2.2, C2.3 sang tên giá trị:

Nhập liệu spss

Việc xử lý câu hỏi nhiều lựa chọn trong SPSS có thể cung cấp dữ liệu đầu vào cho phương pháp hồi quy đa biến bằng cách biến đổi các câu hỏi nhiều lựa chọn thành các biến định lượng. Vì vậy, việc xử lý câu hỏi nhiều lựa chọn có thể cung cấp dữ liệu đầu vào cho phương pháp hồi quy đa biến để tìm mối quan hệ giữa các biến. Vậy hồi quy đa biến là gì, cùng tìm hiểu qua bài viết sau: Khám Phá Đường Cong Hồi Quy Đa Biến: Làm thế nào để khai thác tối đa các thông tin từ dữ liệu phức tạp?

Như vậy, mình đã hướng dẫn các bạn cách mã hóa, nhập liệu câu hỏi nhiều lựa chọn trong SPSS cũng như là cách chạy thống kê tần số cho dạng câu hỏi này.

 Các tìm kiếm liên quan khác: xử lý câu hỏi mở trong spss, mã hóa câu hỏi nhiều lựa chọn trong spss, cách mã hóa bảng câu hỏi trong excel, cách mã hóa dữ liệu trong excel, câu hỏi nhiều lựa chọn, cách mã hóa dữ liệu trong spss, mã hóa dữ liệu spss, ...

Nguyễn Tuyết Anh Tôi là Nguyễn Tuyết Anh - Job title: Trưởng phòng nội dung - Company: Luanvan1080 Group. Kể từ khi còn bé tôi đã rất yêu thích sách vở, nên khi lớn lên tôi quyết định tâm làm nên những nội dung thật hay thật ý nghĩa. Luận văn 1080 có thâm niên hoạt động hơn 10 năm với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng tinh thần làm việc trách nhiệm. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ Website: luanvan1080.com/ - Hotline: 096.999.1080 Bạn hãy tham khảo website https://luanvan1080.com/ để rõ hơn công việc của tôi nhé !
Bình luận đánh giá
Đánh giá

NNgô Duy Lộc

Cảm ơn page, nhưng có mẫu tài liệu full về hướng dẫn sử dụng không ạ, cho e xin với.

Trả lời5 years ago

Thông tin bình luận

LLê Thị Thảo

dạ, cho em hỏi ví dụ như mình có các quà tặng khuyến mãi 1, 2....4, sau đó mình hỏi ý kiến đánh giá 1. rất thích đến 5. hoàn toàn không thích, mục đích xử lí là để biết xem loại quà nào được khách hàng rất thích, thích ...đến hoàn toàn không thích, thì làm như thế nào vậy anh, củm ơn anh nhiều

Trả lời5 years ago

Nguyễn Tuyết Anh

Nếu em chỉ thống kê khách hàng thích quà nào nhất thì ko cần dùng thang đo likert mà có thể dùng câu hỏi xếp hạng nhé em

Trả lời5 years ago

Thông tin bình luận

Zalo: 096.999.1080