Viết đề cương luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh là bước mà bạn cần làm và nộp cho giáo viên hướng dẫn duyệt trước khi tiến hành viết nội dung luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh.
Đề cương luận văn thạc sĩ giúp bạn viết nội dung luận văn dễ dàng, mạch lạc và có hệ thống hơn. Vậy bạn đã nắm được phương pháp lập đề cương cho bài luận văn thạc sĩ của mình chưa?
Nếu chưa thì hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây, Luận Văn 1080 sẽ giúp bạn nắm được các bước cụ thể trong lập đề cương luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Xem thêm các bài viết khác:
+ Chi Tiết Mẫu Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh
+ Kho Đề Tài Luận Văn Quản Trị Chất Lượng Cập Nhật Mới Nhất
Dưới đây là 11 nội dung mà bạn cần thể hiện trong đề cương luận văn thạc sĩ:
Cấu trúc của một đề cương luận văn thạc sĩ bao gồm những phần sau đây:
- Bìa đề cương (theo quy định của cơ sở đào tạo).
- Trang bìa phụ
- Mục lục đề cương
- Danh mục các chữ viết tắt
- Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ.
- Phần mở đầu
- Chương 1: Tổng quan tài liệu/ Cơ sở khoa học.
- Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Dự kiến kết quả.
- Chương 4: Dự kiến bàn luận.
- Chương 5: Dự kiến Kết luận.
- Kế hoạch thực hiện
- Danh mục tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.
Khi thực hiện một đề cương luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh bạn cũng cần tuân theo những quy định cụ thể và làm phần bìa cho đề cương. Việc này giúp tạo nên tính trang trọng và tính giá trị trong học thuật cho đề cương.
Cụ thể bìa đề cương luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh cần được trình bày với những nội dung như sau:
- Tên cơ sở đào tạo
- Họ và tên sinh viên
- Tên đề tài nghiên cứu trong luận văn
- Dòng chữ “Đề cương luận văn thạc sĩ”
- Lớp
- Khóa học
- Mã số sinh viên
- Chuyên ngành học
- Tên giáo viên hướng dẫn viết luận văn (gồm 1 giáo viên hướng dẫn chính và 2 giáo viên hướng dẫn phụ)
- Bộ môn quản lý
- Tên địa phương, Ngày… Tháng… Năm (khi nộp đề cương)
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách viết các phần trong đề cương luận văn thạc sĩ
Ở phần này, bạn cần nêu các lập luận nhằm nêu được những vấn đề sau đây:
- Tính cấp thiết của đề tài:
Hãy dẫn dắt về những nguyên nhân vì sao bạn chọn đề tài nghiên cứu trong luận văn. Bạn cần chứng minh rằng đề tài bạn chọn mang tính cấp thiết cao và rất cần thiết để nghiên cứu vì sẽ đem đến nhiều đóng góp cho khoa học và thực tiễn.
- Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
Đây là điểm mấu chốt của luận văn, bất cứ bạn nghiên cứu gì cũng phải có mục tiêu rõ ràng.
- Các đóng góp khoa học và thực tiễn:
Bài nghiên cứu của bạn chỉ có giá trị khi có thể đóng góp cho thực tiễn và khoa học chuyên ngành. Vì thế đây là phần không thể thiếu.
- Đối tượng nghiên cứu:
Bạn cần chỉ ra những nhóm đối tượng nghiên cứu cụ thể vì bạn không thể nghiên cứu hết tất cả đối tượng trên địa cầu. Qua đối tượng nghiên cứu, người xem luận văn sẽ biết bạn nghiên cứu chủ yếu qua những người nào hoặc khía cạnh nào.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu giúp bạn khoanh vùng nghiên cứu hẹp lại và vừa với khả năng bản thân vì bạn không thể nghiên cứu trên khắp các lĩnh vực hoặc toàn thế giới.
- Phương pháp nghiên cứu:
Hãy xác định cách thức mà bạn sẽ dùng để thực hiện công trình nghiên cứu này. Nếu bạn không sử dụng một phương pháp nghiên cứu chính thống đã được chứng minh mang lại hiệu quả thì các phát hiện từ bài nghiên cứu của bạn sẽ mất hết giá trị.
- Cơ sở lý luận
Các luận cứ bạn đưa ra cần có những cơ sở lý luận cụ thể để chứng minh rằng chúng liên quan và có tầm ảnh hưởng đến những gì bạn đang nghiên cứu. Cơ sở lý luận được tổng hợp và lấy từ các bài nghiên cứu của các tác giả trước, sách báo, văn bản tài liệu chính thống.
- Cơ sở thực tiễn
Hãy nêu một vài ví dụ điển hình liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm rút ra những kinh nghiệm thực tiễn cho bài nghiên cứu của bạn.
- Tổng hợp các bài nghiên cứu liên quan
Phần này giúp sơ lược lại một số bài nghiên cứu liên quan đến đề tài mà bạn đang nghiên cứu. Qua đó rút ra được những vấn đề còn bị bỏ ngỏ và cần nghiên cứu sâu về đề tài nghiên cứu của bạn.
Khi điểm qua một bài nghiên cứu nào bạn cũng cần thể hiện đầy đủ 3 phần như sau: giới thiệu ngắn gọn đề tài nghiên cứu, bàn luận về vấn đề được nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của bạn, nêu lên những điều vẫn chưa được làm rõ và cần được nghiên cứu sâu hơn (điều cần được làm rõ đó chính là đề tài mà bạn muốn nghiên cứu).
Bạn cần phải dẫn dắt và chuyển thật mượt mà khi liệt kê các công trình nghiên cứu này, tránh trình bày rời rạc. Lưu ý đưa vào những câu bình luận của bạn. Đặc biệt không được dùng những bài trong sách giáo khoa hay nội dung phổ thông để viết vào phần này.
- Mô tả chi tiết các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
- Trình bày nội dung bạn sẽ nghiên cứu:
Đây có thể là những phần bao gồm các câu hỏi khảo sát hoặc phỏng vấn liên quan đến từng luận cứ của đề tài nghiên cứu. Tất cả những nội dung nghiên cứu đều hướng tới trả lời câu hỏi rằng “Bạn nghiên cứu cái gì?” đã được thể hiện trong mục tiêu nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu
Phần này sẽ mô tả cụ thể những công việc bạn sẽ làm khi áp dụng phương pháp nghiên cứu vào nghiên cứu đề tài, bao gồm:
- Thiết kế điều tra: nêu lý do vì sao bạn chọn phương pháp nghiên cứu này.
- Quy trình thực tiễn: Mô tả cụ thể các công đoạn sẽ làm khi áp dụng phương pháp này vào nghiên cứu.
- Nêu cách thức bạn thu thập số liệu (sơ cấp và thứ cấp)
- Nêu cách bạn xử lý số liệu đã thu thập được như bạn nhập liệu bằng phần mềm nào? Bạn phân tích số liệu bằng kỹ thuật nào để? Có kiểm định độ tin cậy, kiểm định thang đo không?…
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu: Nêu tên chỉ tiêu, công thức tính và ý nghĩa của các chỉ tiêu này.
Phần này sẽ nêu lên các kết quả dự kiến mà theo bạn sẽ tìm thấy được.
Sau khi đưa ra những kết quả dự kiến, bạn hãy dựa vào đó đưa ra các dự kiến những lập luận sẽ thực hiện đối với các kết quả này một cách súc tích.
Phần kết luận sẽ là phần tổng hợp lại và rút ra những điều cô đọng nhất cho toàn bộ luận văn. Đối với phần dự kiến kết luận trong đề cương, bạn hãy dựa trên các dự kiến kết quả và dự kiến bàn luận để đưa ra những giải pháp dự kiến nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục yếu điểm của vấn đề. Qua đó bạn cũng nêu lên những dự kiến về kiến nghị của bạn để giúp thực hiện tốt những giải pháp đó.
Trong phần này, bạn cần trình bày chi tiết kế hoạch nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn thạc sĩ của mình như: đưa ra mục tiêu thời gian để hoàn thành từng phần của luận văn, liệt kê danh sách các công việc cần làm theo thứ tự với thời gian hoàn thành cụ thể, những ai sẽ giúp đỡ bạn trong việc thu thập dữ liệu,…
Nêu lên cách thức bạn sẽ sử dụng để trình bày danh mục tài liệu tham khảo (trình bày theo chuẩn nào?)
Trình bày những hình ảnh, biểu đồ nào bạn sẽ thực hiện và để vào phần phụ lục của luận văn.
Dưới đây là một số đề cương luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh miễn phí bạn có thể tham khảo để làm bài luận văn của mình tốt hơn. Tất cả các tài liệu chúng tôi cung cấp cho bạn đều miễn phí. Vui lòng click vào link Download để xem tài liệu:
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách lập đề cương luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh. Nếu bạn có câu hỏi nào xin vui lòng liên hệ email: luanvan1080@gmail.com hoặc Hotline: 096.999.1080 để được Luận Văn 1080 hỗ trợ chính xác và kịp thời nhé.
Tại sao giáo dục là quốc sách hàng đầu?
07/11/2024 | Nguyễn Tuyết Anh
Học viện Quản lý Giáo dục ở đâu?
05/11/2024 | Nguyễn Tuyết Anh