Tìm hiểu về kế hoạch kinh doanh là gì và quy trình thực hiện

Nguyễn Tuyết Anh 21/10/2020 Tài liệu kinh tế
Tìm hiểu về kế hoạch kinh doanh là gì và quy trình thực hiện
5/5 (1 đánh giá) 0 bình luận

Kế hoạch kinh doanh là gì? Đây là câu hỏi mà bạn cần thấm nhuần câu trả lời của nó khi bắt đầu tìm hiểu về ngành kinh doanh. Những kiến thức xoay quanh câu hỏi này không chỉ cần thiết cho các sinh viên ngành quản trị kinh doanh mà luôn luôn cần thiết cho bất kỳ ai muốn bắt đầu khởi nghiệp hoặc muốn vận hành các hoạt động kinh doanh thành công.

Trong bài viết dưới đây, Luận Văn 1080 sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Kế hoạch kinh doanh là gì?” và hướng dẫn bạn cách lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.

Trước tiên, chúng ta hãy cùng bắt đầu tìm hiểu “Kế hoạch kinh doanh là gì” nhé!

1. Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh là bản mô tả chi tiết các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoản thời gian nhất định. Các hoạt động này bao gồm Marketing, tài chính, bán hàng, tiếp thị, nhân sự…

Vì thế, việc lập kế hoạch kinh doanh chính là lập các bản kế hoạch cho từng hoạt động liên quan đến việc kinh doanh của doanh nghiệp như kế hoạch Marketing, kế hoạch tài chính, kế hoạch bán hàng, kế hoạch tiếp thị, kế hoạch nhân sự…Người thực hiện bản kế hoạch kinh doanh thường sẽ là các giám đốc, trưởng bộ phận.

Mục đích của việc lập kế hoạch kinh doanh là gì? Chính là để định hướng trước những hoạt động mà doanh nghiệp cần làm là gì, làm như thế nào, làm trong thời gian bao lâu, và cần đạt được những kết quả gì.

Theo đó, bản kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty ở riêng từng khâu, nhằm kiểm soát được hiệu quả trong kinh doanh.

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ viết thuê luận văn  tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, ... để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline?

Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

2. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh

Sau khi đã hiểu kế hoạch kinh doanh là gì thì bước tiếp theo chính là lên một bản kế hoạch. Để lập một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, bạn cần thực hiện đầy đủ những nội dung được tóm tắt ngắn gọn trong 9 bước sau đây:

1) Lên ý tưởng kinh doanh

2) Đưa ra các mục tiêu và chỉ tiêu cần đạt được khi kinh doanh

3) Nghiên cứu thị trường

4) Phân tích biểu đồ SWOT

5) Xây dựng mô hình tổ chức trong kinh doanh

6) Lập kế hoạch Marketing

7) Lập kế hoạch quản lý nhân sự

8) Lập kế hoạch quản lý tài chính

9) Lập kế hoạch thực hiện

Tiếp theo, bạn hãy tìm hiểu sâu hơn nội dung ở từng bước để nắm được cụ thể những việc sẽ thực hiện trong mỗi bước của quy trình lập kế hoạch kinh doanh là gì.

1) Lên ý tưởng kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh có thể quyết định hơn 50% sự thành công của bạn trong kinh doanh. Mốt ý tưởng hay sẽ giúp hoạt động kinh doanh của bạn trở nên khác biệt và ấn tượng, dễ thu hút được sự chú ý của khách hàng, dẫn đến việc kinh doanh hiệu quả hơn.

Vì thế, đừng ngại ngùng lên ý tưởng kinh doanh khi ý tưởng của bạn là chưa từng có tiền lệ, đừng sợ đó là điều điên rồ mà hãy hành động để hiện thực hóa những ý tưởng độc đáo của bạn. Ý tưởng càng mới, hiệu quả kinh doanh càng cao, chỉ cần bạn kiên trì và thực hiện hoạt động kinh doanh nghiêm túc.

2) Đưa ra các mục tiêu và chỉ tiêu cần đạt được khi kinh doanh

Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh là gì? Để có thể đo lường được các hiệu quả kinh doanh, trước hết bạn cần tự đề ra những mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể cần phải đạt được. Các mục tiêu và chỉ tiêu là điểm đến của hoạt động kinh doanh thành công, chúng góp phần tạo nên động lực cho bạn, giúp hoàn thành tất cả các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, bạn cần đặt mục tiêu và các chỉ tiêu ở mức độ vừa với khả năng của mình. Nếu đặt mục tiêu hay chỉ tiêu quá cao, bạn rất dễ có khả năng thất bại, dẫn đến những áp lực không đáng có, gây ảnh hưởng đến tinh thần của toàn thể công ty. 

Kinh doanh và phát triển kinh doanh cần đi theo từng lộ trình và từng giai đoạn chắc chắn, bạn hãy bước từng bước một rồi sẽ có ngày bạn tiến xa. Vì thế bạn đừng sợ đặt mục tiêu hay chỉ tiêu thấp mà chỉ sợ là mục tiêu và chỉ tiêu ấy là không vừa tầm của doanh nghiệp. 

3) Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là bước quan trọng đầu tiên bạn cần làm trước khi bắt đầu đưa ra những chiến lược cho các bộ phận trong công ty. Bạn cần nắm rõ khách hàng của mình về mọi mặt liên quan đến ngành kinh doanh mà bạn đang theo đuổi, cũng như bạn phải nắm rõ các đối thủ cạnh tranh với mình trên thị trường để có những giải pháp phù hợp nhằm chiến thắng đối thủ.

Nên nhớ là ý tưởng kinh doanh của bạn có thể hay nhưng nếu khách hàng của bạn hầu hết không có nhu cầu thì kinh doanh rất dễ thất bại. Vì vậy bạn cần tìm hiểu xem những đối tượng khách hàng nào sẽ có nhu cầu cho sản phẩm của bạn, hãy khơi gợi cho các khách hàng tiềm năng nảy sinh nhu cầu về sản phẩm đó.

4) Phân tích biểu đồ SWOT

Biểu đồ SWOT sẽ không xa lạ gì với những bạn theo học ngành quản trị kinh doanh hoặc Marketing. Đây là biểu đồ yêu cầu phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) cho doanh nghiệp trong một thị trường cụ thể. 

Biểu đồ này giúp bạn xác định rõ những nguồn lực của bản thân mình hơn, nhằm có giải pháp khắc phục điểm yếu, phát huy thế mạnh, đón đầu cơ hội, và đương đầu tốt với thách thức trong kinh doanh.

Ví dụ: Quán ăn của bạn yếu thế về vị trí, khách hàng ít qua lại và khó tìm thấy quán của bạn. Vậy bạn cần lên kế hoạch kinh doanh là gì? Làm sao để đảm bảo chất lượng các món ăn phải ngon, dịch vụ tốt và marketing rộng hơn về những điểm mạnh của mình để khách hàng biết đến nhiều hơn từ các kênh như mạng xã hội, tờ bướm, truyền miệng...    

5) Xây dựng mô hình tổ chức trong kinh doanh

Mô hình kinh doanh là mô hình hoạt động của công ty, trong đó có nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau. Mỗi bộ phận cần một số lượng nhân lực cụ thể để đảm bảo công việc diễn ra trôi chảy, đúng kế hoạch và đạt kết quả tốt nhất.

Hoạt động kinh doanh không thể làm một mình mà cần có sự giúp sức của nhiều người ở nhiều khâu khác nhau. Do đó, bạn hãy lên kế hoạch về tổ chức để tuyển chọn những cộng sự tin cậy và có năng lực thực hiện các công việc chuyên môn.

6) Lập kế hoạch Marketing

Kế hoạch Marketing có mục đích quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm mà công ty bạn kinh doanh đến thật nhiều khách hàng. Càng nhiều người biết đến thương hiệu và sản phẩm của bạn thì bạn càng dễ thâm nhập thị trường và càng dễ bán được hàng.

Do đó, bạn cần lập ngay một kế hoạch Marketing nhằm tiếp cận đến những đối tượng khách hàng tiềm năng.

7) Lập kế hoạch quản lý nhân sự

Quản lý con người là một vấn đề vô cùng khó. Bạn không những cần “chọn mặt gửi vàng” để giao việc đúng người mà còn cần phải có phương pháp kiểm soát hiệu quả hoạt động của nhân viên. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân đối chi phí trong tuyển dụng nhân sự, và cần đào tạo nhân sự của mình về những kỹ năng, nghiệp vụ đặc thù mà doanh nghiệp bạn đòi hỏi.

Một kế hoạch đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban sẽ giúp cho dòng chảy công việc luôn trôi chảy và đạt hiệu quả tốt. 

8) Lập kế hoạch quản lý tài chính

Lập kế hoạch tài chính cũng là một trong những vấn đề mang tính cốt lõi trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như bạn không có những biện pháp nhằm kiểm soát thu chi, rất có thể doanh nghiệp sẽ phải chịu lỗ. Do đó, bạn cần một bản kế hoạch tài chính để nắm được khi chi tiền sẽ chi cho cái gì, chi vào thời điểm nào, khi nào có thể hoàn vốn...

9) Lên kế hoạch thực hiện bản kế hoạch kinh doanh

Sau khi bạn đã lên được một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và cụ thể, bạn hãy dựa vào nó để thực hiện tuần tự những công việc đã được liệt kê trong bản kế hoạch. 

Việc bây giờ là bạn cần quản lý, đôn đốc nhằm giúp cho tất cả công việc trong bản kế hoạch sẽ được hoàn thành mỹ mãn theo lộ trình đã vạch sẵn.

3. Tham khảo kế hoạch kinh doanh mẫu

Các bản kế hoạch kinh doanh mẫu

>>> Download miễn phí >>> TẠI ĐÂY

Việc tham khảo một bản kế hoạch kinh doanh mẫu sẽ giúp bạn hiểu chi tiết và sâu hơn những gì cần làm khi lập bản kế hoạch kinh doanh trong thực tế. Vì vậy, đây là một phương pháp thông minh, cụ thể, và nhanh nhất giúp bạn lĩnh ngộ được các bước lập kế hoạch kinh doanh và thấm nhuần câu trả lời cho “kế hoạch kinh doanh là gì?”

Tham khảo thêm các mẫu khác:

Tổng hợp 30 đề tài tốt nghiệp quản trị kinh doanh hay nhất 2020

Mẫu bài tiểu luận về kinh doanh nhà hàng tham khảo

Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về kế hoạch kinh doanh là gì hoặc cần tham khảo những bản kế hoạch kinh doanh mẫu, vui lòng liên hệ với Luận Văn 1080 qua email: luanvan1080@gmail.com hoặc Hotline: 096.999.1080 để được hỗ trợ.

Nguyễn Tuyết Anh Tôi là Nguyễn Tuyết Anh - Job title: Trưởng phòng nội dung - Company: Luanvan1080 Group. Kể từ khi còn bé tôi đã rất yêu thích sách vở, nên khi lớn lên tôi quyết định tâm làm nên những nội dung thật hay thật ý nghĩa. Luận văn 1080 có thâm niên hoạt động hơn 10 năm với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng tinh thần làm việc trách nhiệm. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ Website: luanvan1080.com/ - Hotline: 096.999.1080 Bạn hãy tham khảo website https://luanvan1080.com/ để rõ hơn công việc của tôi nhé !
Bình luận đánh giá
Đánh giá

Zalo: 096.999.1080