Assignment là gì? Bí quyết để assignment đạt điểm cao

Nguyễn Tuyết Anh 26/05/2023 Hỏi đáp essay
Assignment là gì? Bí quyết để assignment đạt điểm cao
5/5 (3 đánh giá) 0 bình luận

Assignment đòi hỏi người viết phải có những kỹ năng nhất định từ nội dung bên trong cho đến hình thức bên ngoài bởi hội đồng chấm sẽ có rất  nhiều người, mỗi người sẽ để ý một phương diện riêng trong bài thi của bạn. Hãy cùng tìm hiểu assignment là gì và làm sao để bài assignment đạt được số điểm mong muốn trong bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm:

Hướng dẫn chi tiết cách viết proposal mẫu hay nhất

6 sai lầm thường gặp khi làm assignment của sinh viên

1. Assignment là gì?

Assignment là gì? Bí quyết để assignment đạt điểm cao
Assignment là gì? Bí quyết để assignment đạt điểm cao

Bên cạnh các kỹ năng thuyết trình hay kỹ năng làm việc nhóm, viết assignment là một trong những tiêu chí hàng đầu và quyết định từ 20% - 30% số điểm đánh giá chất lượng học tập cho từng học kỳ của các học viên. 

Assignment là một thuật ngữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, có nghĩa là một nhiệm vụ hoặc bài tập được giao cho học sinh, sinh viên hoặc người tham gia khóa học để hoàn thành và nộp lại.

  • Assignments có thể có nhiều hình thức và yêu cầu khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu học tập và môn học cụ thể.
  • Một assignment có thể yêu cầu học sinh hoặc sinh viên viết một bài luận, thực hiện một dự án, trả lời các câu hỏi, phân tích một vấn đề, thực hiện các thí nghiệm, hoặc tham gia vào các hoạt động nhóm.
  • Assignments thường có thời hạn hoàn thành và yêu cầu học sinh hoặc sinh viên nộp lại cho giáo viên hoặc giảng viên. Điểm số hoặc đánh giá được dựa trên hiệu suất và chất lượng của assignment, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá và đạt được mục tiêu học tập.
  • Assignments giúp học sinh hoặc sinh viên nắm bắt kiến thức, phát triển kỹ năng, và áp dụng những gì đã học vào thực tế.
  • Nó cũng khuyến khích sự nghiên cứu, sáng tạo, tư duy phản biện và khả năng làm việc độc lập.

2. Cấu trúc assignment chuẩn mẫu

Nếu bạn chưa biết một assignment phải có những gì thì hãy tuân thủ theo các cấu trúc sau nhé.

Cách làm assignment đạt chuẩn

2.1 Phần mở đầu

Tiêu đề trang

Ở phần này, bạn cần nêu rõ tiêu đề của assignment, họ tên bạn (và các bạn cùng nhóm), tên khóa/ môn học và thời gian.

Câu luận điểm - Nêu chủ đề trọng tâm của assignment

Luận điểm chỉ nên gói gọn trong một câu và phải được diễn giải một cách rõ ràng, mạch lạc và đầy đủ thông tin. 

Không quá khi nói rằng đây là câu quan trọng nhất trong bài luận. Khi một câu luận điểm diễn đạt đúng ý thì sẽ khiến cho giáo viên thấy rằng bạn hiểu đúng đề tài và nghiên cứu đề tài một cách đúng hướng.

Tóm tắt assignment - Giải thích sự lựa chọn chủ đề

Phần này thường có độ dài từ 60-90 từ tóm tắt ngắn gọn bài làm của bạn, lý do vì sao bạn chọn chủ đề này, các điểm chính mà bạn sẽ đề cập trong assignment và các đóng góp, ý kiến cá nhân của bạn.

2.2 Phần thân bài

Tùy vào từng chủ đề mà assignment có độ dài ngắn khác nhau nhưng chỉ nên từ 3-5 đoạn. Đừng làm quá tải bài luận của bạn với nhiều ý tưởng. 

Hãy bắt đầu bằng một câu chủ đề, sau đó phân tích chứng minh cho nội dung đó và nêu rõ quan điểm của mình để cùng xem xét và thảo luận. 

Đặc biệt, đừng quên những từ nối hoặc chuyển đoạn để liên kết giữa những đoạn văn lại với nhau như: Firstly / First of all; Secondly / Thirdly; Moreover / What’s more; Furthermore,...

Để tăng thêm sức thuyết phục cho người đọc, bạn cần đưa ra những minh chứng cụ thể củng cố cho luận điểm cũng như thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình với chủ đề của bạn.

2.3 Kết luận

Không chỉ là kết thúc, phần cuối này được coi là “tương lai” cho bài assignment nếu bạn biết tận dụng cơ hội tạo sự hứng thú đối với người đọc. 

Hãy khái quát lại nội dung chủ đề và thông điệp mà bạn muốn truyền tải một cách thú vị, đừng thêm bất kỳ ý tưởng mới nào khác vào đây nhé.

Đây là cơ hội ghi điểm cuối cùng cho bạn, do đó mà hãy tạo ra một phần kết thật nhiều cảm xúc khiến cho người đọc phải nhớ đến bài viết của bạn. 

Một kết luận yếu ớt sẽ khiến người đọc thất vọng hoặc tức giận vì đã lãng phí thời gian quý báu. Làm cho mọi người bị sốc, khóc, cười, sợ hãi hoặc trải nghiệm những cảm giác mạnh mẽ khác để khiến họ nhớ đến assignment của bạn!

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc làm bài Assignment, Essay, Dissertation. Bạn cần đến dịch vụ viết thuê Assignment để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline?

Khi gặp khó khăn về vấn đề làm bài Assignment, Essay, Dissertation, hãy nhớ đến Luận văn 1080 tin cậy nhất, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

3. Làm sao để assignment đạt điểm cao?

3.1 Lựa chọn chủ đề

Chủ đề assignment cần phải thú vị vì đây là yếu tố đầu tiên được giáo viên đọc. Chủ đề của bạn nên dựa trên các chủ đề tương đối ít được biết đến hoặc các chủ đề thịnh hành nhất.

Làm sao để assignment đạt điểm cao?

3.2 Hiểu rõ chủ đề bài assignment 

Chủ đề bài assignment là gì? Để viết một bài assignment đúng hướng, cần chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu kỹ lưỡng câu hỏi và biết mình cần phải làm gì cho bài luận. 

Đọc đi đọc lại nhiều lần, nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng, nếu có điều gì phân vân, không chắc chắn, bạn hãy dành thời gian để hỏi giảng viên, người hướng dẫn hay người mà bạn nghĩ rằng họ có thể cho bạn lời khuyên trước khi bắt tay vào làm assignment. 

Hiểu câu hỏi một cách thấu đáo sẽ khiến bài assignment của bạn được đánh giá cao, không lan man và có trọng tâm.

3.3 Lên kế hoạch rõ ràng

Để làm được bài assignment, bạn cần kiến ​​thức và kỹ năng quản lý thời gian. Lập kế hoạch một cách tỉ mỉ, cẩn thận là việc vô cùng quan trọng giúp bạn luôn tập trung và đi đúng hướng. 

Thế nhưng đa số các sinh viên lại bỏ qua bước này dẫn đến tình trạng nước đến chân mới nhảy và làm sai yêu cầu của bài luận. 

Kế hoạch hành động cho bài assignment sẽ giúp bạn tận dụng thời gian và cho bạn cơ hội để thu thập lượng thông tin tối đa bạn cần. 

Nếu bạn tập trung hoàn toàn vào việc suy nghĩ về một chủ đề, bạn sẽ sớm nhận thấy rằng các dữ liệu cần thiết xuất hiện như thể không biết từ đâu. Hãy:

  • Xác định xem bài assignment chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng số điểm cuối kỳ/ môn để bạn sắp xếp và dành thời gian viết bài luận một cách hợp lý.
  • Kiểm tra các tiêu chí đánh giá của giảng viên để bạn biết được nên chú trọng phân tích phần nào trong assignment của mình.
  • Liệt kê các bước cần thực hiện sau đó phân bổ thời gian cho từng bước, ví dụ như: Hiểu kĩ câu hỏi, tìm thông tin, đọc tài liệu, lên nháp các ý tưởng, viết bài, kiểm tra và chỉnh sửa,...

Đưa ra thời hạn chót cho mỗi nhiệm vụ, làm ngược lại so với ngày đến hạn được giao.

Bạn không thể hoàn thành bất kỳ một việc gì cho đến khi bạn ngồi xuống và thực hiện nó. Vì vậy hãy ngừng dọn dẹp, ngừng lập danh sách và thôi lo lắng về những nhiệm vụ, hãy bắt tay làm bài luận của bạn ngay bây giờ.

3.4 Đảm bảo cấu trúc mạch lạc

Cũng như bài luận bằng tiếng việt, việc lên cấu trúc cho assignment là điều cần làm trước tiên. 

Suy nghĩ cẩn trọng và viết lên nháp những luận điểm quan trọng mà bạn muốn trình bày, dẫn chứng và nguồn tham khảo đi với mỗi luận điểm ấy. Từ đó sắp xếp và biết rằng mình sẽ đưa ra những ý gì ở mỗi phần mở thân kết. 

Một bài assignment xuất sắc cần được phân tích mạch lạc từ ý này sang ý khác không vòng vo.

Phần nội dung thân bài chiếm nhiều điểm nhất trong bài assignment. Vì vậy để dễ dàng phân tích các luận cứ lớn nhỏ cũng như thuận tiện cho sự theo dõi của người đọc, bạn nên chia các vấn đề thành các đoạn riêng biệt, đưa ra các dẫn chứng ví dụ chứng minh cho quan điểm của mình. 

Để đảm bảo rằng assignment của bạn đi theo một đường thẳng xuyên suốt với chủ đề chính, bạn hãy thường xuyên nhắc lại vấn đề mà đề tài đưa ra. 

Hãy tự hỏi lại mình những gì vừa trình bày có liên quan gì đến chủ đề? Mình trình bày đã thỏa đáng chưa? Phương pháp này sẽ giúp assignment đi đúng hướng và tạo ra các móc xích liên kết các đoạn lại với nhau.

3.5 Thuyết phục người đọc bằng dẫn chứng

Sử dụng dẫn chứng sau mỗi luận điểm cũng là một cách làm phổ biến của các du học sinh tiền bối - mang ý nghĩa giải thích và tạo sức thuyết phục cho bài viết. 

Dẫn chứng ở đây có thể là trích dẫn trong một tác phẩm chuyên ngành, một học thuyết, một số liệu cập nhật nào đó mang tính thời sự hay câu nói của người nổi tiếng.

Dẫn chứng càng mang tính thời sự, độc đáo sẽ càng thu hút được sự chú ý của người đọc. 

Đối với những bài luận yêu cầu quan điểm cá nhân, các dẫn chứng “dựa trên một câu chuyện có thật” từ trải nghiệm của bản thân sẽ giúp bạn nổi bật.

3.6 Kiểm tra và chỉnh sửa

Cuối cùng, hãy đọc lại bài assignment, soát kỹ các lỗi chính tả, ngữ pháp và cách xây dựng câu cú. Lưu ý sử dụng Tiếng Anh chuyên ngành, dẫn nguồn tham khảo APA, kiểm tra số lượng từ/ trang,... 

Để bản thân nghỉ ngơi 1 – 2 ngày rồi hãy quay lại đọc bài luận với đầu óc tỉnh táo, lúc đó lỗi sai sẽ dễ dàng tìm thấy hơn (và bạn cũng có thời gian nhờ trợ giảng hay bạn bè đọc hộ bài để cùng “săn” lỗi sai của nhau chẳng hạn).

Tham khảo thêm về Cách Viết Assignment chi tiết và các sai lầm thường gặp khi Viết Assignment

Trên đây là những thông tin về khái niệm assignment là gì và bí quyết để làm assignment đạt điểm số cao nhất. Nếu bạn quá bận rộn hay gặp phải bất kỳ khó khăn gì trong quá trình làm bài assignment thì đừng ngần ngại liên hệ với Luận Văn 1080 để nhận được sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia với trình độ chuyên môn cao.

Nguyễn Tuyết Anh Tôi là Nguyễn Tuyết Anh - Job title: Trưởng phòng nội dung - Company: Luanvan1080 Group. Kể từ khi còn bé tôi đã rất yêu thích sách vở, nên khi lớn lên tôi quyết định tâm làm nên những nội dung thật hay thật ý nghĩa. Luận văn 1080 có thâm niên hoạt động hơn 10 năm với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng tinh thần làm việc trách nhiệm. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ Website: luanvan1080.com/ - Hotline: 096.999.1080 Bạn hãy tham khảo website https://luanvan1080.com/ để rõ hơn công việc của tôi nhé !
Bình luận đánh giá
Đánh giá

Zalo: 096.999.1080